Tai nạn thương tích đã trở thành nguyên nhân gây tử vong hàng đầu cho trẻ em Việt Nam. Các thương tích gây ra tử vong hàng đầu bao gồm: chết đuối, tai nạn giao thông, ngô độc, té ngã, bỏng và bị súc vật cắn. Những thương tích đó do tai nạn có thể phòng tránh nếu trẻ em được trang bị kiến thức về kỷ năng sống ngay từ khi còn nhỏ.
Trước hết, cần dạy trẻ những cách nhận biết về các nguy cơ có thể dẫn đến tai nạn thương tích trong cuộc sống hàng ngày. Đó là những nơi nguy hiểm, nếu chơi sẽ bị vấp ngã gây thương tích như chạy nhảy cầu thang, nghịch đồ dùng học tập sắc nhọn, chơi gần lan can nhà cao tầng, chơi gần hồ nước, leo trèo cây, chơi gần hố ga hay công trình xây dựng, bị bỏng nước sôi, điện giật … trong gia đình. Vậy cần những biện pháp gì để phòng tránh?
Cho trẻ trải nghiệm tình huống huống thực tế là vô cùng cần thiết, trẻ nên học các khoá học rèn luyện kỹ năng sống về phòng tránh tai nạn. Các bài học trang bị cho các em kiến thức quan trọng như nhận biết các vật dụng xung quanh có thể gây bỏng, nếu không may bị bỏng thì nên sơ cứu vết thương như thế nào …
Để trẻ em được vui chơi lành mạnh, an toàn và giảm thiểu các tai nạn thương tích thì gia đình, nhà trường và toàn xã hội cần phối kết hợp chặt chẽ hơn nữa trong việc bồi dưỡng kỹ năng phòng tránh, bảo vệ bản thân cho các em.
Bên cạnh tai nạn thương tích do bỏng, trẻ em còn có nguy cơ bị tai nạn giao thong, hoặc tai nạn trong sinh hoạt do ông, bà, cha, mẹ, người trông giữ trẻ không cẩn thận để trẻ bị hóc, nghẹn, ngộ độc thức ăn hoặc các vật dụng đâm vào …
Mùa hè là thời điểm trẻ dễ bị tai nạn thương tích, thiếu sự kiểm soát của thầy cô giáo, lại được vui chơi thoả thích. Người lớn bận công việc, mãi lo làm ăn mà không bao quát hết những hành vi của trẻ.
Để giảm thiểu tai nạn do tai nạn thương tích ở trẻ, biện pháp quyết liệt nhất là sự vào cuộc của toàn xã hội, của các bậc cha mẹ, người lớn phải có trách nhiệm hơn với trẻ, không chỉ là việc học, việc ăn uống mà phải chăm lo mọi sinh hoạt cho trẻ, nhất là phải biết cách sắp xếp khoa học, ngăn nắp ngôi nhà của mình để hạn chế thương tích do chính vật dụng trong nhà gây ra.
Một số trường học đã triển khai mô hình dạy bơi cho học sinh tiểu học nhưng cách làm này thiếu bài bản, số lượng học sinh được dạy bơi chưa nhiều. Cần dạy cho các em cách phòng tránh tai nạn, nhận biết nơi nước sâu, nguy hiểm. Bản thân các thầy cô giáo cũng cần nhận thức rằng trang bị cầm nang ứng phó tai nạn cho học sinh cũng quan trọng như kiến thức văn hoá các em vẫn được học hàng ngày.
Bảo đảm an toàn cho trẻ em phụ thuộc rất nhiều vào sự quan tâm của người lớn. Chính sự thờ ơ, xem nhẹ của một bộ phận xã hội đã “ đẩy” trẻ em vào nơi nguy hiểm. Nơi khai thác đất cho công trình được san lắp, rào dậu cảnh báo để thành ao tù, nước đọng, trở thành cái bẫy khiến cho trẻ em tử vong.
Cùng với sự chăm lo của gia đình, nhà trường, sự vào cuộc quyết liệt của xã hội cũng là yếu tố quan trọng tạo dựng cho trẻ em một môi trường sống an toàn, để những “ mầm xanh” tương lai của đất nước có cơ hội vươn cao.
Tin từ HTT wedsite huyện Long Điền.