1. Tên xã: UBND Xã Phước Thuận
2. Vị trí địa lý, diện tích đất đai, khí hậu, đơn vị hành chính:
* Vị trí địa lý:
Xã Phước Thuận nằm ở phía Tây Nam cửa ngõ vào huyện Xuyên Mộc, có ranh giới tiếp giáp với các đơn vị hành chính như sau:
- Phía Bắc giáp xã Phước Tân và Thị trấn Phước Bửu
- Phía Đông giáp xã Bông Trang
- Phía Tây giáp xã Lộc An và xã Láng Dài huyện Đất Đỏ
- Phía Nam giáp Biển Đông
Phước Thuận có tổng diện tích đất là 5.063,71 ha. Hiện trạng sử dụng đất đến năm 2012: Đất nông nghiệp là 4088,45ha, đất phi nông nghiệp là 953,98ha, đất chưa sử dụng là 21,28 ha.
* Đơn vị hành chính (cơ cấu xã, số thôn/làng):
Trụ sở hành chính của xã đặt tại ấp Gò Cà, xã Phước Thuận, huyện Xuyên Mộc. Toàn xã có 8 ấp: Hồ Tràm, Gò Cà, Xóm Rẫy, Thạnh Sơn 2A, Thạnh Sơn 1 A, Ông Tô, Gò Cát và Bến Cát.
* Đặc điểm khí hậu:
Xã Phước Thuận có số giờ nắng các tháng trong năm cao, lượng mưa thấp (trung bình 1.352 mm/năm), có độ ẩm không khí trung bình các tháng là 84%.
3. Về kinh tế
- Nông nghiệp: Xã Phước Thuận có nền kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp. Trong đó có 68% dân số sống bằng nghề nông; 10% dân số sống bằng nghề đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản; 17% dân số sống bằng nghề dịch vụ, du lịch; 5% dân số sống bằng nghề tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề khác. Tuy nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế của xã nhưng quy mô sản xuát nông nghiệp còn nhỏ lẻ, trình độ canh tác còn thấp nên năng suất cây trồng, vật nuôi chưa cao; bên cạnh đó ngành dịch vụ, du lịch chưa phát triển đúng tiềm năng; tiểu thủ công nghiệp vẫn còn ở quy mô nhỏ, sản phẩm chưa có thương hiệu và chưa đủ sức cạnh tranh.
- Cơ cấu kinh tế của xã Phước Thuận được xác định là “Nông, ngư nghiệp - Dịch vụ - Du lịch và Tiểu thủ công nghiệp”, trong những năm qua đã giữ mức tăng trưởng khá. Tổng giá trị sản xuất trên địa bàn xã năm 2010 ước đạt 213,6 tỷ đồng, thu nhập bình quân đầu người đạt trên 22.8 triệu đồng/người/năm; tổng giá trị sản xuất hàng năm tăng 7,5%, bình quân thu nhập đầu người tăng 9,2% so với năm 2005.
4. Về Văn hóa – Xã hội
Ngoài việc quan tâm phát triển kinh tế cho người dân trong xã, chính quyền xã còn chú trọng đến việc nâng cao đời sống tinh thần cho người dân. Vào các dịp lễ tết, các ngày kỷ niệm lớn xã đều tổ chức các buổi sinh hoạt văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao cho các tầng lớp nhân dân trong xã tham gia và một thư viện với 5076 đầu sách các loại phục vụ cho nhu cầu giải trí của người dân.
Bên cạnh đó, cùng với việc đời sống kinh tế được cải thiện, đa số các hộ dân đã trang bị được cho gia đình mình các phương tiện nghe nhìn, nhà cửa khang trang, có điều kiện thực hiện nếp sống, văn minh. Đến hết năm 2012, đã có 98% hộ gia đình trong toàn xã đạt danh hiệu gia đình văn hóa. Xã Phước Thuận được tỉnh công nhận là xã văn hóa từ năm 2012.
5. Về Y tế - Giáo dục
- Giáo dục: Trên địa bàn xã có 1 trường mẫu giáo, 3 trường tiểu học, 1 trường trung học cơ sở.
- Y tế: Toàn xã có 1 trạm y tế đạt chuẩn quốc gia, 6 cán bộ y tế, phục vụ cho công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân.
6. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội
”.Định hướng phát triển cơ cấu kinh tế của xã: cơ cấu kinh tế của xã Phước Thuận được xác định là “Nông, ngư nghiệp - Dịch vụ - Du lịch và Tiểu thủ công nghiệp