TRANG CHỦ Tổng quan về xã Tin tức SƠ ĐỒ WEB TÌM KIẾM
Thứ Bảy, 23/11/2024
Tin hoạt động-KHCN
Sản phẩmHoạt động UBND xã
Dịch vụ
Gương làm kinh tế giỏi
Tài liệu KHCN
Phim KH&CN
Văn bản pháp quy

WEBSITE CÁC XÃ
Trao đổi trực tuyến
vananhvt88
longttkhcn
WEBSITE KHÁC
THƯ VIỆN HÌNH ẢNH
DỰ BÁO THỜI TIẾT

Lượt truy cập: 195241

  TRỒNG TRỌT

  Dự án tạo giống lúa chịu ngập chìm và chịu mặn thích nghi với điều kiện nước biển dâng cho vùng đồng bằng ven biển Việt Nam, được thực hiện từ năm 2009 đến nay đã có những kết quả thực tiễn.
14/10/2015

Dự án tạo giống lúa chịu ngập chìm và chịu mặn thích nghi với điều kiện nước biển dâng cho vùng đồng bằng ven biển Việt Nam, được thực hiện từ năm 2009 đến nay (do Chính phủ Đan Mạch tài trợ kinh phí) đã có những kết quả thực tiễn.

“Con đẻ” của dự án là các giống lúa chịu ngập như Khang dân 18 – Sub1 (SHPT2); AS996-Sub1; OM6976-Sub1, Bắc thơm 7-Sub1 (có khả năng chịu ngập từ 12 – 14 ngày) và các giống lúa chịu mặn như Bắc thơm 7-Saltol, AS996-Satol; OM6976-Satol (OM22) (chịu được mặn từ 4 - 6‰). Điểm khác biệt giữa các giống lúa này so với các giống lúa nền (Khang dân 18, Bắc thơm 7, AS996 và OM6976) ở chỗ, chúng đã được bổ sung thêm 2 gen quan trọng, đó là Sub1 và Satol.

Theo ông Lê Hữu Lĩnh, Phó Viện trưởng Viện Di truyền nông nghiệp, những dòng lúa mang gen Sub1 có khả năng chịu ngập 15 – 16 ngày mà vẫn có thể phục hồi được (tất nhiên, năng suất sẽ giảm khoảng 30% trong điều kiện chịu ngập). Còn những dòng lúa mang gen Satol có khả năng chịu mặn từ 4 - 6‰. Việc “cấy” gen này vào hệ gen của một giống lúa không hề làm biến đổi đặc tính nông học và chất lượng gạo của giống gốc, trái lại còn làm tăng khả năng chống chịu của giống.

Về cánh đồng thôn Thành Thắng, xã Giao Châu, huyện Giao Thủy (Nam Định) thời điểm này mới nếm được nỗi xót xa của người nông dân khi bỏ bao mồ hôi, tiền bạc cho đồng ruộng mà vẫn bị thất thu do sâu bệnh phá hoại. Những thửa ruộng Bắc thơm 7 bạc trắng, khô gầy như những cọng rơm khô. Từng là trưởng thôn Thành Thắng nhiều năm liền, cứ đến thời vụ gieo cấy lúa mùa, ông Phạm Thanh Nghị lại đau đầu bởi tình trạng nông dân đồng loạt bỏ ruộng.

“Chân đất quê tôi vừa trũng, vừa chua lại mặn. Dân được chia ruộng nhưng chẳng mấy người cấy vì không được ăn. Họ đến nhờ tôi cấy giúp, cốt để giữ đất. Lãnh đạo xã thì “nóng”, suốt ngày “dọa” khiển trách nhưng dưới lại nguội lạnh. Mượn người cấy không được, thân tôi lại phải xuống đồng. Mệt đã đành nhưng vụ nào cũng thua lỗ. Năm ngoái, thấy cán bộ của Viện Di truyền nông nghiệp về thử nghiệm giống lúa chịu ngập, chịu mặn tại địa phương, tôi cũng xin thử một ít giống Bắc thơm 7-Satol và SHPT2 về cấy. Nếu ở điều kiện thuận lợi, năng suất và chất lượng của những giống này không khác gì so với giống gốc. Nhưng, khi gặp thời tiết bất lợi như ngập kéo dài nhiều ngày, mặn thì các giống lúa được cấy thêm gen Satol và Sub2 cho năng suất vượt trội. Bệnh bạc lá cũng giảm đáng kể”, ông Nghị nói.

Đồng cảm với tâm sự của ông Nghị, Chủ tịch UBND xã Giao Châu, Lê Hồng Đăng cũng chia sẻ: “Nông dân đang có hiện tượng bỏ ruộng và chán ruộng. Vì thế, từ kết quả thành công này chắc chắn nông dân vùng ngập, mặn sẽ trở lại với đồng ruộng”.

Ông Trịnh Huy Đang, GĐ Cty CP Giống cây trồng Hải Dương, kể: Năm 2014, giống lúa Khang dân 18-Sub1 trồng thử nghiệm ở “rốn ngập" Tứ Kỳ, Hải Dương. Thời điểm đầu vụ gặp mưa lớn, 4.000 ha lúa bị ngập, chết mất một nửa. Riêng diện tích lúa do anh Lĩnh (Lê Hữu Lĩnh, PGĐ Viện Di truyền nông nghiệp - PV) đưa xuống vẫn an toàn. Một thời gian sau, Hải Dương tiếp tục có mưa lớn, diện tích lúa trên lại bị nước “nuốt” 13 ngày, nhưng sau khi nước rút nó vẫn phục hồi được. Cây vẫn rất cứng, bớt lá rườm rà ở phía dưới nên nông dân rất thích.

Ông Đang cũng cho biết, những giống lúa chất lượng cao có vị thế đặc biệt đối với tỉnh Hải Dương. Có vụ, năng suất 1 sào Bắc thơm 7 chỉ đạt 70 kg, thế mà năm sau dân vẫn tiếp tục mua giống cấy. Tìm hiểu ra mới biết họ mê mẩn Bắc thơm 7 bởi chất lượng gạo của nó quá tốt.

Chỉ có điều, đặc điểm của những giống lúa chất lượng cao thường hay phân bố ở những vùng đất mặn, chua. Trồng ở đó cây lúa hay đổ, ngập, nhiễm mạnh bạc lá, đạo ôn... Nếu có thể cải thiện được những điểm yếu trên, thì chắc giống lúa ấy sẽ được bà con đón nhận nhiệt tình.

Về vấn đề mà ông Đang nói, PGS.TS Lê Huy Hàm, Viện trưởng Viện Di truyền nông nghiệp phân trần: "Từ lâu, Viện đã nghĩ đến việc chọn ra một giống “Super Rice” (siêu lúa). “Siêu lúa” này không chú trọng quá mạnh vào yếu tố năng suất mà tập trung “bồi bổ” tính chống chịu sâu bệnh, chịu hạn, ngập, mặn. Nhưng việc này không hề đơn giản.

Cũng theo ông Hàm, ở Thái Lan, để đưa những loại gen mục đích này vào hệ gen của giống Jasmine để tạo ra giống Super Jasmine với chất lượng gạo tương đương, chỉ bổ sung các đặc tính kháng rầy nâu, bạc lá, đạo ôn, hạn, ngập, mặn, kế hoạch của họ là thực hiện trong 10 năm, nhưng thực tế phải mất 15 năm mới hoàn thành.

Chưa kể tiền lương, nhân công và thiết bị chuyên dụng, mỗi năm công việc này tiêu tốn của ngân sách khoảng 1 triệu USD. Như vậy, trong vòng 15 năm, ngân khố quốc gia phải chi tới 300 tỷ đồng. Nhưng ở nước ta, đó là con số quá khổng lồ.

"Có lần, tôi đã đề cập đến vấn đề này trong các hội nghị, nhưng khi bị các nhà khoa học phản biện rằng: “Nếu đưa tất cả các gen vào một giống thì nó có hoạt động không?". Không ai có thể khẳng định được. Bởi đã là khoa học thì không có gì chắc chắn. Nhưng điều chúng ta cần nhất đó là sự giác ngộ của các nhà khoa học và nhà quản lý, đối với chiến lược của ngành lúa gạo, từ đó đầu tư đúng mức cho nó. Có như vậy chúng ta mới hi vọng một sự thay đổi vượt bậc”, PGS.TS Lê Huy Hàm nói.

 

In trang Quay lại Lên trên

Nội dung khác

  Cuối tháng 10 này, mẻ lúa J02 đầu tiên trồng tại đồng bằng sông Cửu Long sẽ ngược tàu ra Bắc báo hiệu một xu hướng mới "Nam sản, Bắc tiêu" cho hạt gạo Nhật. ...(10/14/2015 12:00:00 AM)
  
TIN NÓNG
    Kỹ thuật trồng và chăm sóc chuối lùn
    Triển khai chính sách hỗ trợ nông dân sản xuất lúa theo Nghị định số 42/2012/NĐ-CP ngày 11/05/2012 của Chính Phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa trên địa bàn xã Phước thuận.
    Đoàn công tác Hàn Quốc đến thăm và làm việc tại Công ty Gạch ngói Mỹ Xuân
    Thu nhập 1,5 tỷ đồng nhờ nuôi ba ba ở Hậu giang
    Trồng xoài mùa nghịch, thu lãi tới nửa tỷ đồng mỗi hecta
    Đồng ruộng sạch sâu bệnh
    Lễ pát động tháng hành động phòng chống HIV/AIDS
    Các nhà vườn Đồng Tháp chuẩn bị nhiều giống hoa mới phục vụ Tết
    Làm giàu từ trùn quế
    Nuôi tôm thẻ chân trắng xen với tôm càng xanh thành công
    Cần Thơ: Lúa Thu Đông đầu vụ được mùa, bán với giá cao
    Cây biến đổi gene đổ bộ Việt Nam: Thu nhập tăng nhờ ngô lai
    Máy rửa bát bằng năng lượng mặt trời của thầy giáo Tây Nguyên
    Hướng dẫn cách phòng chống dịch MERS
    Hoàn thành quy hoạch mắc ca trong tháng 8/2015
    Ban Chỉ Đạo hè xã Phước Thuận tổ chức Hội thi Bơi với chủ đề " Đường đua xanh năm 2015"
    Tổ chức hội nghị tuyên truyền biển đảo và họp mặt học sinh ,sinh viên
    Phối hợp tổ chức Chiến dịch mùa hè xanh năm 2015
    PHƯỚC THUẬN TỔ CHỨC LỄ BÀN GIAO NHÀ ĐẠI ĐOÀN KẾT
    Bỏ hàng loạt phí, lệ phí thú y.
    Cuối tháng 10 này, mẻ lúa J02 đầu tiên trồng tại đồng bằng sông Cửu Long sẽ ngược tàu ra Bắc báo hiệu một xu hướng mới "Nam sản, Bắc tiêu" cho hạt gạo Nhật.
    Cấy phân để tiêu diệt vi khuẩn kháng thuốc trong ruột
    Tập huấn kỹ năng viết tin, bài trên trang thông tin điện tử KHCN và quản trị thư viện số KHCN
    Nguy cơ độc hại từ tranh dán Trung Quốc
LOGO
Bộ Khoa học và Công nghệ
Bộ Khoa học và Công nghệ


Cổng thông tin điện tử Chính Phủ
Cổng thông tin điện tử Chính Phủ


Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn


Kênh truyền hình nông nghiệp - nông thôn
Kênh truyền hình nông nghiệp - nông thôn


Trang KHCN phục vụ nông thôn
Thông tin tư vấn


bảng giá nông sản
Bảng giá nông sản


Bản quyền thuộc Uỷ Ban Nhân Dân xã Phước Thuận, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Điện thoại: (84.064) 3.874.293 - Fax: (84.064) 3.874.053
Đơn vị thiết kế: Trung tâm Tin học và Thông tin KHCN Bà Rịa - Vũng Tàu