1. Trên lúa a) Các tỉnh phía Bắc - Sâu đục thân 2 chấm: Trưởng thành tiếp tục vũ hóa và đẻ trứng; sâu non gây hại nhẹ trên mạ. - Sâu cuốn lá nhỏ: Trưởng thành tiếp tục vũ hóa và đẻ trứng. Sâu non hại nhẹ diện hẹp trên mạ và lúa mùa sớm giai đoạn đẻ nhánh. - Ốc bươu vàng, bệnh đạo ôn lá, sâu năn, bọ trĩ… tiếp tục hại trên mạ và lúa mùa cực sớm, sớm. b) Các tỉnh Nam Trung bộ và Tây Nguyên - Rầy nâu, rầy lưng trắng phát sinh gây hại tập trung trên lúa XH, HT sớm giai đoạn làm đòng - trỗ chắc. - Bệnh lem lép thối hạt phát sinh hại chủ yếu lúa XH giai đoạn trỗ - chắc, hại nặng các giống lúa hạt tròn, vỏ mỏng và trỗ bông trong điều kiện thời tiết nắng nóng xen kẽ có mưa giông. - Sâu cuốn lá nhỏ phát sinh gây hại nhẹ trên lúa HT giai đoạn đẻ nhánh - làm đòng. - Sâu non đục thân 2 chấm hại cục bộ gây bông bạc trên lúa đòng trỗ và dảnh héo trên lúa đẻ nhánh - làm đòng. - Bệnh đạo ôn lá phát sinh hại nhẹ rải rác trên lúa HT sớm và lúa rẫy ở Tây Nguyên. - Chuột: Hại nhẹ trên lúa XH, HT giai đoạn xuống giống - đòng trỗ. - Ốc bươu vàng: Phân bố trên đồng ruộng theo nguồn nước tưới. c) Các tỉnh phía Nam - Rầy nâu trên đồng phổ biến tuổi trưởng thành. Cần lưu ý đối với lúa < 20 ngày sau sạ, theo dõi tình hình rầy di trú để kịp thời che chắn nước hạn chế rầy chích hút, đẻ trứng và truyền bệnh vàng lùn - lùn xoắn lá. Các tỉnh có gieo sạ lúa TĐ theo dõi diễn biến rầy nâu di trú và diễn biến của thời tiết để xuống giống né rầy. - Do điều kiện thời tiết hiện nay thuận lợi cho bệnh đạo ôn lá tiếp tục phát triển và có thể gia tăng tỷ lệ nhiễm. Vì vậy trên các ruộng đã có bệnh đạo ôn xuất hiện cần tích cực phun để phòng trị bệnh đạo ôn lá, khi phun thuốc đảm bảo nguyên tắc "4 đúng" và không phun phối trộn phân bón lá với thuốc trị bệnh đạo ôn lá. - Hiện lúa đang ở giai đoạn đẻ nhánh - đòng trỗ thích hợp cho sâu cuốn lá nhỏ phát sinh phát triển. Giai đoạn lúa dưới 40 ngày khuyến cáo nông dân không phun ngừa và phun khi sâu ở mật số thấp tránh bộc phát rầy nâu ở giai đoạn lúa trỗ. Giai đoạn đòng trỗ nếu mật số sâu > 20 con/m2 thì cần phun thuốc phòng trừ và phải phun đúng vào giai đoạn phát dục tuổi 2 - 3 mới cho hiệu quả cao. - Ngoài ra, cũng cần lưu ý ốc bươu vàng, bệnh bạc lá ở giai đoạn mạ - đẻ nhánh; bệnh lem lép hạt, chuột ở giai đoạn trỗ - chín. Các đối tượng khác xuất hiện và gây hại thấp. 2. Trên cây trồng khác - Châu chấu tre tiếp tục phát sinh gây hại tại Sơn La, Điện Biên... cần theo dõi và phòng chống kịp thời không để lan sang lúa và rau màu. Hiện châu chấu tre đang di chuyển từ Lào sang gây hại, có khả năng gây hại diện tích cây trồng tại Sơn La. - Sâu đục thân, sâu cắn lá hại ngô; sâu đục thân đậu tương; sâu xanh, sâu tơ, bọ nhảy... gây hại rau có chiều hướng gia tăng, cần theo dõi và phòng trừ kịp thời. - Cây hồ tiêu: Tuyến trùng rễ, bệnh chết nhanh, chết chậm hại tăng. - Cây thanh long: Bệnh đốm nâu gây hại nhẹ. - Cây nhãn: Bệnh chổi rồng nhãn tiếp tục gây hại ở các tỉnh ĐBSCL. - Châu chấu tre tiếp tục phát sinh gây hại tại Sơn La, Điện Biên, Cao Bằng với mức độ nhẹ