Thời gian gần đây, rất nhiều bạn đọc Báo NNVN muốn chuyên mục Luật sư của bạn tư vấn về việc xử phạt hành chính trong lĩnh vực thú y, thức ăn chăn nuôi và giống vật nuôi. Báo NNVN xin trích đăng một số quy định tại Nghị định 119/2013/NĐ-CP của Chính phủ (quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y, giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi) để đông đảo quý độc giả cùng tham khảo. Các hành vi vi phạm về phòng bệnh, chống dịch bệnh động vật thủy sản được quy định tại Điều 7, Nghị định 119/2013/NĐ-CP của Chính phủ (quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y, giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi) như sau: 1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi vi phạm không thực hiện các biện pháp phòng bệnh bắt buộc cho động vật thủy sản. 2. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với chủ cơ sở nuôi có một trong các hành vi vi phạm sau: a) Không chấp hành việc lấy mẫu để kiểm tra, xét nghiệm chẩn đoán bệnh, kiểm tra vệ sinh thú y đối với cơ sở nuôi thương phẩm, cơ sở sản xuất, kinh doanh giống thủy sản; b) Không báo cho cơ quan thú y ở địa phương khi phát hiện động vật thủy sản bị bệnh hoặc chết nhiều mà không rõ nguyên nhân. 3. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với chủ cơ sở nuôi có một trong các hành vi vi phạm sau đây: a) Cố ý sử dụng thuốc thú y không có trong Danh mục thuốc thú y được phép lưu hành tại Việt Nam để phòng, chữa bệnh cho động vật thủy sản; b) Xử lý môi trường khi có dịch bệnh xảy ra không theo đúng hướng dẫn của cơ quan thú y. 4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với chủ cơ sở nuôi có hành vi vi phạm sử dụng thuốc thú y trong Danh mục thuốc thú y cấm sử dụng để phòng, chữa bệnh cho động vật thủy sản. 5. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc tiêu hủy thuốc thú y đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 3 và Khoản 4 Điều này