Những thuốc trừ sâu này được sử dụng rộng rãi trong nông nghiệp, và các tác giả kết luận rằng Fipronil và Imidacloprid là các hoạt chất ức chế năng lượng sinh học ty lạp thể dẫn đến năng lượng tế bào bị cạn kiệt. Điều này có thể giải thích cho độc tính của các hoạt chất này trên ong mật.
Các nhà khoa học đang khẩn trương cố gắng để xác định nguyên nhân của chứng rối loạn suy giảm bầy đàn và sự sụt giảm đáng báo động về số lượng của loài ong mật. Các hoạt động thụ phấn chéo mà chúng cung cấp cần thiết cho khoảng 80% thực vật có hoa, và 1/3 tổng sản lượng thực phẩm từ nông nghiệp trực tiếp phụ thuộc vào thụ phấn của ong. Kết quả là, đã có một loạt các nghiên cứu về nhiễm ký sinh của ong, bệnh do virus, và các tác động trực tiếp và gián tiếp của thuốc trừ sâu tới ong.
Những ảnh hưởng của pirazoles (chẳng hạn như Fipronil) và neonicotinoids (chẳng hạn như Imidacloprid) tới hệ thần kinh đã được ghi lại khá đầy đủ. Daniel Nicodemo – giáo sư sinh thái và nuôi ong tại trường Đại học Estadual Paulista ở Dracena, Brazil, đồng thời là tác giả chính của nghiên cứu này cho biết: “Những thuốc trừ sâu này ảnh hưởng đến hệ thần kinh của sâu bệnh và những côn trùng có lợi, và giết chết chúng. Tác động của Sublethal liên quan đến hành vi của côn trùng đã được mô tả trong các nghiên cứu khác, thậm chí một vài nanogram thành phần hoạt tính đã làm rối loạn vị giác, nhận biết của khứu giác và hoạt động động cơ của những con ong “.
Một đặc điểm quan trọng của rối loạn suy giảm bầy đàn là ong mật không thể quay lại tổ của mình, và rối loạn này có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng đó.
Trong nghiên cứu này, Nicodemo đã xem xét các tác động của Fipronil và Imidacloprid tới chức năng năng lượng sinh học của ty thể được phân lập từ đầu và ngực của ong mật Africanized. Ti thể là các nhà máy sản xuất năng lượng của một tế bào, tạo ra phần lớn nguồn cung adenosine triphosphate (ATP) của một tế bào, được sử dụng như một nguồn năng lượng hóa học.
Các cơ dùng để bay của ong phụ thuộc rất nhiều vào mức độ tiêu thụ oxy và chuyển hóa năng lượng. Phosphoryl hóa oxy ty lạp thể thúc đẩy tổng hợp ATP – chất hóa học cần thiết để các cơ bắp co lại trong suốt hành trình bay. “Nếu có vấn đề gì xảy ra thì việc sản xuất năng lượng sẽ bị suy yếu”, Nicodemo giải thích. “Giống như một chiếc máy bay, ong mật cần phải có nhiên liệu sạch để bay”.
Hoạt chất Fipronil và Imidacloprid đều ảnh hưởng tiêu cực đến năng lượng sinh học ty thể phần đầu và ngực của ong mật. Trong khi ở các mức dưới liều gây chết, thiệt hại do thuốc trừ sâu gây ra có thể không rõ ràng, ngay cả tiếp xúc ở mức độ thấp như vậy rõ ràng cũng góp phần vào sự bất lực của một con ong trong việc tìm kiếm thức ăn và trở về tổ, điều này có thể sẽ dẫn đến suy giảm quần thể ong.