Tuy nhiên, khi nhận diện thị trường, đa số DN xuất khẩu thủy sản cho rằng cần xây dựng thương hiệu tôm Việt Nam. Lộ trình xây dựng thương hiệu như thế nào, bắt đầu từ đâu để tập trung đầu tư, khuyến khích phát triển và nâng cao hiệu quả? Những năm trước đây, ở Bán đảo Cà Mau có một số diện tích mặt nước nuôi tôm sinh thái dưới tán rừng được công nhận là tôm organic. Tôm nuôi sinh thái trong đất rừng được khách hàng các nước EU mua giá cao hơn gấp rưỡi so với tôm nuôi thông thường. Hiện nay nước ta có tôm nuôi quảng canh theo mô hình tôm - cá, tôm - lúa... tuy sản lượng không nhiều, khoảng 300-500kg/ha/năm nhưng đây chính là ưu thế có thể xây dựng, quảng bá hình ảnh tôm sạch thân thiện môi trường. Bên cạnh đó, trong thời gian gần đây người nuôi tôm ở vùng ven biển Sóc Trăng, Bạc Liêu còn nuôi thâm canh, sử dụng mô hình nuôi có vi sinh (nuôi biofloc), được các cơ quan chức năng khuyến cáo. Tuy vậy tôm nuôi thâm canh còn tùy thuộc vào thực tế vùng nuôi, đòi hỏi điều kiện kiểm soát môi trường nước nuôi tôm thật tốt.
Theo các DN chế biến xuất khẩu tôm có sản lượng lớn ở vùng Bán đảo Cà Mau, hiện nay tôm VN xuất khẩu có 3 thị trường lớn là EU, Nhật Bản, Hoa Kỳ. Về quy cách chế biến mỗi thị trường có sở thích mẫu mã chế biến khác nhau, việc kiểm soát phụ gia cũng khác nhau. Do đó cách làm đơn giản hơn, dễ làm hơn nhưng cần có thời gian dài mới thành hiện thực. Đó là quảng bá xây dựng thương hiệu “Tôm VN sạch, thân thiện môi trường”. Mặt khác, ý kiến của một DN trong ngành hàng xuất khẩu thủy sản tại Sóc Trăng bày tỏ lo ngại khác: Đó là sự đồng lòng của cộng đồng DN chế biến thực hiện đúng bộ “chuẩn” để từng bước tạo dựng thương hiệu tôm VN. Doanh nhân có đủ “đức” (đạo đức trong kinh doanh) và chữ “tín” (đã ký, thực hiện đúng theo hợp đồng) trong kinh doanh chưa nhiều, có thể do xuất phát từ học vấn, trình độ văn hóa, ý thức và ý thức xã hội......