Viên thuốc giúp chẩn đoán ung thư vú bằng cách làm cho các khối u phát sáng dưới ánh sáng hồng ngoại
Theo NAC, chụp X quang tuyến vú hay chụp nhũ ảnh hiện đang dùng là phương pháp phổ biến, nhưng nó vẫn tồn tại những nhược điểm cố hữu, đặc biệt là độ tin cậy. Theo nhiều nghiên cứu, có trường hợp sau khi chụp X quang tuyến vú đã trải qua một quá trình phẫu thuật, hóa trị liệu hoặc điều trị không cần thiết, thậm chí có người phải cắt bỏ vú, tử vong chỉ vì chẩn đoán không chính xác.
Với phát minh của UoM, ngành y sẽ có thêm một công cụ chẩn đoán mới, đơn giản hơn, và chính xác hơn. Đó là một viên thuốc làm cho các khối u phát sáng dưới ánh sáng hồng ngoại.
Thực chất giải pháp là đưa hình ảnh trở về dạng phân tử, khi viên thuốc uống vào nó có thể cung cấp thuốc nhuộm huỳnh quang cho các khối u trong mô vú, khi quét hồng ngoại thuốc nhuộm sẽ làm cho các tế bào ung thư phản xạ ánh sáng.
Nói cụ thể hơn, một chất phát huỳnh quang đặc biệt được gắn vào các phân tử đặc trưng ung thư. Chất này hòa vào máu bệnh nhân sau khi đi qua dạ dày và đến khối u, tại đây nó dừng lại trên các phân tử khối u ác tính và bắt đầu phát ra ánh sáng ở dải hồng ngoại. Kỹ thuật mới này cho phép các bác sĩ xác định các khối u trong mô vú một cách dễ dàng và không xâm lấn.
Theo nhóm đề tài, nghe qua có vẻ đơn giản, nhưng thánh thức lớn nhất của nghiên cứu là tìm ra các phân tử thích hợp cho việc tìm ra khối u. Phân tử này phải đảm bảo tiêu chí vừa nhỏ lại vừa nhờn mới có thể hấp thụ vào máu, nhưng lại đủ lớn và hòa tan trong nước đủ để nhìn rõ mỗi khi quét.
Phát minh nói trên diễn ra gần như tình cờ, nhờ vào một nghiên cứu khác trước đó không thành công. Nghiên cứu đã tiến hành các thử nghiệm lâm sàng một loại thuốc mới chống ung thư vú. Một trong những thành phần phụ của thuốc chỉ là chất huỳnh quang gắn với các tế bào khối u. Các thử nghiệm lâm sàng thất bại, thuốc đi đến thẳng tới khối u và lắng đọng trên đó, chiếu sáng khối u bằng ánh sáng hồng ngoại, nhưng lại không có bất kỳ hiệu quả nào chữa trị nào.
Nhờ phát hiện nói trên, UoM phát triển tiếp, điều chỉnh phân tử, chỉ gắn với các protein trên bề mặt của các tế bào ung thư ác tính, và gắn một phân tử huỳnh quang vào một phân tử nhắm đích. Bằng cách này, bệnh nhân có thể uống một viên thuốc, sau đó bác sĩ thực hiện quét hồng ngoại trên ngực họ và kiểm tra xem có phát sáng không. Thử nghiệm trên chuột cho thấy kỹ thuật này hoạt động tốt, cuối cùng dẫn đến thành công.
Theo nhóm nghiên cứu, phương pháp mới này ít xâm lấn và chính xác hơn so với kỹ thuật chụp nhũ ảnh. Nó có thể phân biệt tốt hơn giữa ung thư lành và ác tính, những khối u nào cần điều trị, khôi u nào không nên có thể giảm gánh nặng chi phí lẫn nỗi lo cho người bệnh.
Nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí Molecular Pharmaceutics số ra đầu tháng 5-2018.