Chúng ta phải hiểu rằng : chăn nuôi – thú y không thể tách rời và có mối quan hệ mật thiết với nhau . Ngoài các cách phòng chống dịch bệnh , bà con nên nâng cao sức đề kháng của đàn heo bằng biện pháp , kỹ thuật chăm sóc lẫn nuôi dưỡng . Có hai nguyên tắc cơ bản cho việc phòng chống dịch bệnh
1. Chăm sóc : Đàn heo khỏe mạnh , được chăm sóc tốt có sức đề kháng cao sẽ có nhiều khả năng chống lại và vượt qua được các loại bệnh
2. Quản lý : Heo ốm rất có thể là vật mang bệnh , sẽ là nguồn bệnh chủ yếu cho đàn heo đang khỏe mạnh . Vì vậy phải cách ly để giảm cơ hội bệnh lây lan . Chăm sóc , dinh dưỡng kém , lợn gầy yếu , sức đề kháng không tốt là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật
Bài viết dưới đây sẽ giúp cho bà con có thể nắm rõ những kiến thức thông tin cơ bản về một số loại bệnh thường gặp của heo ( lợn) để biết cách phòng bệnh tốt hơn và giảm được chi phí đi thú y hơn
Triệu chứng :
Trường hợp cấp tính : Bệnh sẽ làm cho heo ủ rũ , bỏ ăn , sốt cao kéo dài đến lúc gần chết , mắt đỏ có ghèn , chảy nước mũi , miệng bị loét phủ nhựa vàng ở lợi … heo thường hay bị nôn , nhịp thở rối loạn . Lúc đầu heo sẽ bị táo bón rồi sau đó sẽ dẫn tới tiêu chảy phân bết vào mông , đuôi thúi có khi có máu tươi dính trên . Vào cuối kỳ , heo sẽ đi loạng choạng hoặc không đi nổi nữa do bị liệt
Trường hợp quá cấp tính : Bệnh phát ra nhanh , bỏ ăn , con vật ủ rũ , sốt cao , co giật rồi chết , diễn biến trong vòng 1 – 2 ngày , tỷ lệ chết cao
Trường hợp mãn tính : Heo bị tiêu chảy gầy yếu đi , tỷ lệ chết rất cao do kiệt sức , có thể được chữa khỏi nhưng bệnh vẫn mang virus . Phổi sẽ bị xuất huyết và tụ huyết , niêm mạc bàng quang bị tụ huyết, xuất huyết, lách có hiện tượng nhồi huyết ở rìa làm cho lách có hình răng cư, gan bị tụ huyết xuất huyết, tim bị xuất huyết ở mỡ vành tim
Cách phòng trị bệnh :
Hiện tại vẫn chưa có thuốc đặc trị , bà con cần phải tiêm phòng vắc xin đúng lịch trình . Khi mới mua lợn về , tốt nhất là nên nuôi riêng ít nhất 3 tuần , để tránh trường hợp heo mới về lây bệnh cho cả đàn . Chuồng trại lúc nào cũng phải vệ sinh sạch sẽ , sát trùng , khi có dịch bệnh thì kịp thời xử lý
Triệu chứng :
– Ở heo đực : lờ đờ , tinh dịch kém , biếng ăn hoặc bỏ ăn
– Ở heo nái đang mang thai : biểu hiện của bệnh gây dễ đẻ non , biếng ăn, dễ xảy thai , tai hơi xanh
– Ở heo cai sữa , trưởng thành : Lông thường xơ xác , chán ăn
Cách phòng bệnh :
Heo mắc bệnh: Hiện nay thì chưa có thuốc đặc trị bệnh. Vì vậy bà con có thể tăng cường sức đề kháng như phun thuốc sát trùng, tiêm thuốc kháng sinh định kỳ cho heo.
Heo khỏe mạnh: Để phòng bệnh bà con cần chọn giống lợn tốt chỗ uy tín, môi trường sạch sẽ, thoáng mát và tiêm phòng vắc xin định kỳ. Đặc biệt bà con cần chú ý kỹ đến chế độ ăn của từng giai đoạn của heo
Đây là loại bệnh rất nguy hiểm cho đàn heo , bà con cần chú ý nhiều hơn để phòng chống bệnh dịch
Triệu chứng :
Thời gian ủ bệnh khoảng 10 – 16 ngày , triệu chứng khó thở , hiện trượng ho xuất hiện sau 25 – 35 ngày hoặc 65 ngày . Có 4 cấp bệnh :
-
Cấp tính : Heo thường sốt nhẹ , tách đàn , kén ăn , đứng hoặc chỉ nằm ở góc chuồng
-
Thứ cấp tính : há mồm thở nhanh, thóp bụng, sốt nhẹ. Bệnh thường diễn biến trong 2 tuần.
-
Mãn tính : Heo ho khô vào sáng sớm , sau khi ăn . Ho từng tiếng một hoặc từng hồi , thở nhanh và khó thở , có lúc bí đại tiện , sau bị tiêu chảy
-
Ẩn tính : It gặp, nếu có thì xảy ra ở heo trưởng thành . Heo thỉnh thoảng ho, khó phát hiện, nên thường bị chết bất thường.
Phòng bệnh:
– Vệ sinh chuồng trại, máng ăn uống, định kỳ khử trùng. Phải đảm bảo nhiệt độ chuồng nuôi ổn định, ấm về mùa đông và mát về mùa hè.
– Luôn đảm bảo vệ sinh thức ăn và nước uống, và có đầy đủ chất dinh dưỡng.
– Không bắt heo vận động liên tục phải cho heo có chế độ nghỉ ngơi hợp lý.
– Phát hiện nghi vấn, phải cách ly ngay theo dõi bệnh tình chặt chẽ để có cách thức phòng trị kịp thời.
-
Bệnh lở mồm long móng ở heo :
Triệu chứng :
Bệnh thường xảy ra từ 2- 4 ngày , có thể lên đến 21 ngày , heo chảy nước dãi , sốt cao liên tục , xuất hiện nhiều mụn nước , các mụn này phát triển nhanh thành mảng lớn , vỡ ra . Heo bị bệnh thường hay nằm , chán nản
Phòng bệnh :
– Tiêm phòng vắc-xin lợn lần 1 từ 2 tuần tuổi trở lên, sau 28 ngày tiêm nhắc lại lần 2, rồi theo chu kỳ cứ 6 tháng tiêm nhắc lại 1 lần
– Thức ăn , nước uống dùng cho heo phải được sạch sẽ , đảm bảo theo tiêu chuẩn y tế
– Thực hiện các quy định về phòng chống dịch bệnh lở mồm long móng theo Pháp lệnh thú y
– Người chăn nuôi heo phải quan sát đàn heo thường xuyên , khi thấy có gì khác lạ phải lập tức cách lý ngay . Heo thường có những triệu chứng lạ như chán ăn , sốt , chảy nước dãi , có nhiều mụn nước ở vùng miệng hoặc quanh móng chân
– Cách ly ngay và lập tức báo cho thú y và chính quyền địa phương biết để được hướng dẫn các biện pháp xử lý
– Bệnh hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, nên bà con chỉ có thể cho con vật ăn thức ăn mềm dễ tiêu, tăng cường chăm sóc nuôi dưỡng, bổ sung vitamin, vệ sinh môi trường, luôn giữ nền chuồng khô ráo
– Xử lý lập tức các vết thương lở loét bằng việc rửa các loại thuốc sát trùng
– Theo quy định hiện hành, bắt buộc phải tiêu hủy những ổ dịch thì sẽ được Nhà nước hỗ trợ kinh phí khoảng 70% giá trị của gia súc.
Nông dân.com