TRANG CHỦ Tổng quan về xã Tin tức SƠ ĐỒ WEB TÌM KIẾM
Thứ Sáu, 22/11/2024
Tin hoạt động-KHCN
Sản phẩmHoạt động UBND xã
Dịch vụ
Gương làm kinh tế giỏi
Tài liệu KHCN
Phim KH&CN
Văn bản pháp quy

WEBSITE CÁC XÃ
Trao đổi trực tuyến
vananhvt88
longttkhcn
WEBSITE KHÁC
THƯ VIỆN HÌNH ẢNH
DỰ BÁO THỜI TIẾT

Lượt truy cập: 194574

  CHĂN NUÔI

  Kỹ Thuật Ủ Thức Ăn Dự Trữ Vụ Đông Cho Trâu, Bò
05/12/2018

Để chủ động nguồn thức ăn thô xanh bổ xung cho trâu, bò trong vụ đông có thể áp dụng một số phương pháp dự trữ thức ăn sau:

1. Ủ chua lá sắn

Ủ chua là biện pháp bảo quản, dự chữ thức ăn thô xanh thông qua quá trình lên men yếm khí. Nhờ hệ vi sinh vật lên men, tạo ra a xít lactic và một lượng nhất định các a xít hữu cơ khác. Qua quá trình ủ chua hàm lượng độc tố acid cyanhydric có trong lá sắn sẽ bị giảm đi chỉ còn 32 – 34 mg/kg (theo tiêu chuẩn quốc tế giới hạn cho phép không được quá 57 mg/kg). Do vậy khi cho gia súc ăn rất an toàn. Lá sắn ủ chua còn kích thích cho hệ thống tiêu hoá của trâu bò tốt hơn.

* Công thức ủ chua:

– Lá sắn tươi: 100kg

– Cám gạo hoặc bột sắn, bột khoai: 5 kg

– Muối ăn: 0,5kg

* Vật liệu dùng để ủ:

Có thể dùng túi Nilon, bể xây, đào hố trong đất, thùng phi để ủ. Hố ủ có thể hình vuông, chữ nhật, hoặc hình tròn (tốt nhất nên dùng hố ủ hình tròn để tránh các góc cạnh khi ủ sẽ nén được chặt thức ăn).

Hố ủ hoặc bể ủ cần phải sạch sẽ, chắc chắn ở nơi cao ráo, thoát nước đảm bảo không cho nước, không khí ngấm, lọt vào hố ủ sẽ làm hỏng thức ăn ủ chua.

* Cách tiến hành:

Lá sắn lấy về phơi nhẹ trong bóng râm (cứ 2 giờ cần đảo 1 lần để lá héo đều), băm thành đoạn dài 10 – 15cm. Sau đó trộn đều với cám và muối ăn. Sau khi trộn xong ta tiến hành ủ chua.

– Ủ bằng hố ủ: Dưới đáy hố ủ rải một lớp rơm dày khoảng 10 – 15cm, lót một lớp lá chuối và cuối cùng là túi Nilon tránh cho đất, cát lẫn vào thức ăn và để cho quá trình lên men yếm khí được tốt hơn.Sau khi đã chuẩn bị xong hố ủ ta bắt đầu cho thức ăn ủ chua vào trong hố ủ thành từng lớp dày 10 – 15cm, cho thức ăn đến đâu dậm nén chặt đến đó và rắc đều lên trên mỗi lớp một lượt cám và muối ăn. Cứ làm như vậy cho đến khi thức ăn đầy hố ủ. Rắc một lớp cám và muối trên cùng tạo cho quá trình nên men được tốt nhất. Sau đó buộc chặt túi Nilon lại, rải một lớp rơm từ 10 – 15cm trên bề mặt, lấp đất kín hố ủ và che đậy tránh không cho nước mưa vào trong hố ủ.

– Ủ bằng túi Nilon: Sau khi thức ăn đã được chuẩn bị xong cho thức ăn vào trong túi ủ, vừa cho vừa nén cho thật chặt giống như cho thức ăn vào hố ủ, tránh làm rách túi Nilon. Nếu túi bị rách quá trình lên men Lactic sẽ bị trở ngại quá trình ủ chua sẽ không thành công. Sau khi thức ăn ủ chua đầy túi ủ ta cũng rắc một lớp cám mỏng và muối trên cùng, buộc chặt miệng túi lại và cất thức ăn ủ chua vào trong chỗ râm mát.

* Thời gian ủ:

– Mùa hè: sau khi ủ từ 3 – 5 ngày, mùa đông 7 – 10 ngày ta có thể lấy thức ăn ủ chua ra cho trâu bò ăn. Thức ăn ủ chua thành công sẽ có màu vàng và thơm như dưa cải muối.

– Thời gian bảo quản: từ 5 – 6 tháng.

– Sử dụng: Ban đầu phải cho trâu bò tập ăn ít một rồi mới tăng dần lên. Lấy lượng vừa phải theo nhu cầu từng bữa, sau đó lại buột chặt miệng túi lại tránh để cho không khí vào làm thức ăn bị hỏng.

2. Kỹ thuật ủ xanh thức ăn cho trâu bò

Ủ xanh thức ăn dựa trên nguyên lý lên men Lactic tạo môi trường có độ pH từ 4 – 4,2 độ chua nhẹ nhàng như vậy gia súc rất thích ăn và ăn được nhiều.

Các loại thức ăn dùng ủ xanh có chứa nhiều chất đường (Gluxit), ít Protein như: cỏ voi, thân cây ngô thu bắp non, dây lang, dây lạc..

Có nhiều cách ủ: có thể ủ cỏ không, nhưng tốt nhất nên kết hợp với các loại cám và muối ăn để nâng cao dinh dưỡng trong thức ăn ủ xanh.

* Công thức ủ xanh:

– Cỏ voi: 100kg

– Cám gạo hoặc bột sắn, bột khoai: 5kg

– Muối ăn: 0,5kg.

( Nếu thức ăn có hàm lượng đường quá nghèo ta có thể bổ sung thêm từ 2 – 4% rỉ mật đường).

* Các bước tiến hành:

Cỏ sau khi thu cắt về phơi nhẹ trong bóng mát cho hàm lượng nước trong cỏ còn 70 – 80%, băm cỏ thành đoạn dài từ 10 – 15cm, sau đó tiến hành ủ.

Các bước tiến hành như ủ chua lá sắn.

Lưu ý: Tốt nhất trước khi cho trâu bò ăn thức ăn ủ nên cho ăn thức ăn thô như rơm khô, cỏ khô.

Thời gian đầu bò có thể ăn chưa quen nên tập cho bò ăn dần.

3. Phơi khô và bảo quản cỏ:

Cỏ khô là hình thức dự trữ thức ăn thô xanh rẻ tiền, dễ làm và phổ biến.

Cỏ khô loại tốt là một trong những nguồn cung cấp Protein, Gluxit, vitamin (đặc biệt là vitamin D chỉ có trong cỏ phơi nắng) và khoáng chất chủ yếu cho gia súc ăn cỏ.

* Thực hiện:

– Trước khi thu hoạch cỏ cần theo dõi diễn biến thời tiết.

Chế biến ủ chua thân và lá cây bắp làm thức ăn gia súc

Phương pháp ủ chua thân cây bắp:Nguyên vật liệu phối trộn: -thân, lá bắp tươi 100kg,

-Bột men gồm: đạm urê 3kg, muối ăn (NaCl) 0,5kg

Chuẩn bị thân lá bắp: chọn ngày nắng ráo, dùng dao cắt lấy đoạn thân lá cách mặt đất 40cm, loại trừ những lá khô, lá vàng, bị sâu bệnh và băm nhỏ dài 3-4cm, băm xong để hong trong bóng râm, tránh bị ủng vàng rồi tiến hành ủ ngay trong 1-2 ngày.

Chuẩn bị hố ủ: nên dùng hố ủ bằng đất, đắp nữa nổi nửa chìm, chọn nơi khô ráo, không có nước ngầm thấm vào hoặc góc chuồng trại tận dụng  được hai mặt tường giá thành rẻ. Nếu có điều kiện nên xây bể ủ bằng xi măng, gạch có mái che để sử dụng lâu dài. Kích thước hố ủ cần tính toán sao cho vừa đủ lượng thân, lá bắp đem ủ. Nếu dung tích hố ủ là 1msẽ ủ được 400 –500kg nguyên liệu.

Kinh nghiệm ở nhiều nơi là làm hố có hình tròn đường kính khoảng 1m, đào sâu 1m và đắp cao thêm 0,4cm. Hố ủ này có dung tích 1,1m3 và ủ được khoảng 440-480kg thân lá bắp tươi.

Tiến hành ủ: kể từ lúc thu thân lá bắp đến lúc băm xong và ủ không nên để lâu quá 2 ngày. Vì thân, lá bắp bị úa vàng đem ủ sẽ giảm chất lượng sản phẩm sau này. Thân lá bắp không được để nước mưa làm ướt.

Lót kỹ đáy và tủ bằng 1-2 lớp lá chuối tươi hoặc tấm nylon hỏng , bao tải củ để đất, cát, sỏi đá không lẫn vào thức ăn ủ (nếu xây bể  xi măng để ủ thí không phải lót đáy). Cho từng lớp thân, lá bắp đã băm nhỏ vào hố ủ dày chừng 10-15cm, rắc đều phân đạm urê đã trộn với muối theo tỷ lệ nêu trên lên lớp nguyên liệu rồi dùng chân nén kỹ, nén càng chặt càng tốt. Lần lượt cho các lớp khác rồi lại nén tương tự như nêu ở trên. Kinh nghiệm ở nhiều nơi với hố ủ tròn đường kính 1m đã giới thiệu ở trên, thường 1 lớp chỉ chừng 2 rổ nặng khoảng 10kg.

Dùng bát đong ao bột men khoảng 0,6kg và rắc đều vào 2 lớp. Làm như vậy bột men sẽ được chia đều cho mỗi lớp. Cứ lần lượt từng lớp như vậy và nén chặt cho tới khi đầy hố. Nhưng chú ý nén thật kỹ các lớp trên. Như vậy các lớp dưới càng được ép chặt hơn. Khi hố ủ đầy, che phủ hố ủ bằng lá chuối tươi hay bao tải dứa, giấy nilon cho kín và lấp một lớp đất dày 40-50cm. Đầm nén thật chặt lớp đất và tạo thành mai rùa để nước mưa không thấm vào hố ủ. Sau khi ủ 3-5 ngày để đống ủ ngót xuống lại cho thêm đất và đâm nén chặt. Sau đó dùng rơm, rạ đánh đống phủ lên trên một lớp dày 50-60cm để che mưa. Nhưng cũng cần thường xuyên kiểm tra chống chuột đào bới.

Cách cho gia súc ăn:

Thân, lá cây bắp sau khi ủ được 50-60 ngày mới có thể dùng cho gia súc ăn. Nếu chưa cần dùng đến có thể để lâu hơn ( thậm chí hàng năm) chất lượng tốt hơn. Thân lá cây bắp ủ chua có màu vàng nhạt, mềm hơi đàn hồi, mùi như mùi dưa muối là có chất lượng tốt. Nếu thân, lá bắp ủ chua có màu đen thẳm, úng nát, mùi khó ngửi là chất lượng kém, bị hư hỏng. Khi lấy cho gia súc ăn có thể gỡ bỏ lớp đất che phủ, nhưng nên lấy ra từng lớp.

Khi lấy xong vẫn phải che kín ngay bằng nilon và dùng củi, gỗ, gạch dặm lại cho kín. Luôn luôn chống nước mưa thấm vào thức ăn ủ. Chú ý không nấu chín thức ăn ủ chua vì sẽ mất vitamin và các chất dinh dưỡng khác. Lợn nái, lợn thịt (trên 50kg) ăn 2-3kg/ ngày. Lợn choai (20-30kg) ăn 1-2kg/ngày. Trâu bò được ăn thêm thức ăn ủ chua chúng sẽ béo khoẻ, lớn nhanh, cày kéo tốt và tiết kiệm được thức ăn tinh bổ sung.

Thân, lá bắp ủ chua với đạm urê và muối ăn là loại thức ăn tốt giàu dinh dưỡng, đặc biệt là chất đạm, hơn hẳn lá xanh không ủ lại dự trữ được lâu dài. Lợn , trâu bò rất thích ăn mau lớn.

Cách ủ chua rơm cho trâu bò ăn

Giới thiệu một số phương pháp chế biến rơm rạ làm thức ăn cho trâu bò, giúp tránh lãng phí và giảm thiểu ô nhiễm môi trường: Phương pháp mềm hoá, Phương pháp kiềm hoá, Phương pháp ủ urê, Cách ủ rơm cho vào túi nylon.

ủ chua thức ăn cho bò
ủ chua thức ăn cho bò

Hiện nay, vấn đề xử lý rơm rạ sau mỗi vụ thu hoạch tưởng như đơn giản nhưng trên thực tế lại chưa có biện pháp hữu hiệu. Trong bản tin lần này, chúng tôi giới thiệu tới bà con một số phương pháp chế biến rơm rạ làm thức ăn cho trâu bò, giúp tránh lãng phí và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

1. Phương pháp mềm hoá

Rơm có thể phơi khô hoặc còn tươi. Tính lượng rơm trâu, bò có thể sử dụng hết trong ngày để riêng hoặc cho vào máng rồi dùng nước muối 1% tưới lên. Cứ 1kg rơm dùng 1 lít nước. Chú ý, ăn bữa nào làm bữa đó.

 2. Phương pháp kiềm hoá

Dụng cụ: Bể xây hoặc chảo, thùng nhựa để ngâm rơm, giá để, cây đảo.

Nguyên liệu: Rơm khô, vôi, nước sạch.

Công thức: 100kg rơm khô + 6kg vôi + 600 lít nước.

Cách làm: Cho rơm vào bể hoặc chảo rồi đổ nước vôi 1% vào đảo đều trong 3 ngày (mỗi ngày đảo 2 – 3 lần).

Cho rơm lên giá để ráo nước vôi.

Dùng nước rửa sạch vôi, có thể cho bò ăn ngay hoặc phơi khô cho ăn dần.

3. Phương pháp ủ urê

Công thức: 100kg rơm + 4kg urê + 100 lít nước.

Có thể dùng hố ủ nửa chìm như phương pháp ủ chua; xây bể nổi; ủ trong bao nylon hoặc ủ thành cây rơm phủ kín nylon có dây buộc chặt. Tuỳ lượng rơm cần ủ mà chọn kích thước cho phù hợp.

Mỗi hố kích thước dài, rộng, sâu tương ứng: 1,5 x 1, 5 x 1m có thể ủ được 200kg rơm khô. Sau khi bỏ rơm vào, nén chặt thành hố hoặc lót 1 lớp bao tải xác rắn xung quanh.

4. Cách ủ rơm cho vào túi nylon

Nguyên liệu: 100kg rơm khô + 4kg đạm urê + 100 lít nước.

Dụng cụ: 12 chiếc bao tải, 12 túi nylon loại to, 1 tấm vải dứa, bạt, ôdoa, cân, xô đựng nước, lạt buộc, cào để đảo rơm.

Cách làm: Cân 10kg rơm khô, rải đều lên sân gạch hoặc vải nhựa. Dùng bình ô doa chứa 10 lít nước hoà với 0,4kg urê tưới; nếu rơm tươi và ướt thì chỉ tưới 6 – 7 lít nước/10kg rơm nhưng vẫn hoà đủ 0,4kg urê. Tưới xong đảo đều để rơm thấm urê, sau đó dùng tay cuộn từng nắm rơm nhét chặt vào bao tải.

Cho ăn: Sau khi ủ 7 – 10 ngày có thể lấy rơm cho trâu, bò ăn. Ban đầu cho ăn 1-2kg. Mỗi ngày cho ăn tối đa 7 – 10 kg/con.

Lưu ý:Khi trâu, bò ăn rơm ủ urê phải cho uống đủ 20 lít nước/con/ngày.

ủ rơm khô với nước tro

Dùng nước tro đặc (tỷ lệ xút đạt 2%) để kiềm hóa rơm theo tỷ lệ cứ 2,0-2,5 lít nước tro tưới cho 1 kg rơm khô. Chất rơm khô đã băm thái nhỏ (5-6cm) vào hố hoặc bể ủ theo từng lớp 10-15cm.

Dùng odoa chứa dung dịch nước tro pha sẵn tưới đều cho từng lớp rơm cho rơm thấm đều nước tro. Sau mỗi lớp tưới lại phải dậm nén để tiết kiệm dung tích hố ủ và tránh bay hơi thất thoát kiềm. Sau ủ khoảng 2 – 3 tuần có thể cho trâu, bò ăn được

ủ rơm khô với vỏ dứa

Rơm khô sẽ hút các chất dinh dưỡng từ quá trình phân hủy của vỏ dứa làm tăng giá trị dinh dưỡng cho rơm , làm mềm rơm, gia súc dễ ăn và ngon miệng. Phương pháp này sử dụng hố ủ và các vật liệu đệm, lót như các phương pháp ủ rơm khô khác.

Mỗi lớp rơm rải một lớp vỏ dứa rồi nén chặt (mỗi lớp rơm hoặc vỏ dứa thường dày 10-20 cm). Cứ như vậy cho đến khi hết lượng rơm cần ủ hoặc đầy hố ủ. Sau 10 ngày cho gia súc ăn được.

Cho ăn lần lượt từng lớp từ trên xuống dưới cho đến khi hết rơm trong hố ủ. Khi mở ra và đậy hố ủ cần phải nhanh tay để tránh vi khuẩn và không khí xâm nhập làm thối rơm ủ.

Nông dân.com

In trang Quay lại Lên trên

  
TIN NÓNG
    Kỹ thuật trồng và chăm sóc chuối lùn
    Triển khai chính sách hỗ trợ nông dân sản xuất lúa theo Nghị định số 42/2012/NĐ-CP ngày 11/05/2012 của Chính Phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa trên địa bàn xã Phước thuận.
    Đoàn công tác Hàn Quốc đến thăm và làm việc tại Công ty Gạch ngói Mỹ Xuân
    Thu nhập 1,5 tỷ đồng nhờ nuôi ba ba ở Hậu giang
    Trồng xoài mùa nghịch, thu lãi tới nửa tỷ đồng mỗi hecta
    Đồng ruộng sạch sâu bệnh
    Lễ pát động tháng hành động phòng chống HIV/AIDS
    Các nhà vườn Đồng Tháp chuẩn bị nhiều giống hoa mới phục vụ Tết
    Làm giàu từ trùn quế
    Nuôi tôm thẻ chân trắng xen với tôm càng xanh thành công
    Cần Thơ: Lúa Thu Đông đầu vụ được mùa, bán với giá cao
    Cây biến đổi gene đổ bộ Việt Nam: Thu nhập tăng nhờ ngô lai
    Máy rửa bát bằng năng lượng mặt trời của thầy giáo Tây Nguyên
    Hướng dẫn cách phòng chống dịch MERS
    Hoàn thành quy hoạch mắc ca trong tháng 8/2015
    Ban Chỉ Đạo hè xã Phước Thuận tổ chức Hội thi Bơi với chủ đề " Đường đua xanh năm 2015"
    Tổ chức hội nghị tuyên truyền biển đảo và họp mặt học sinh ,sinh viên
    Phối hợp tổ chức Chiến dịch mùa hè xanh năm 2015
    PHƯỚC THUẬN TỔ CHỨC LỄ BÀN GIAO NHÀ ĐẠI ĐOÀN KẾT
    Bỏ hàng loạt phí, lệ phí thú y.
    Cuối tháng 10 này, mẻ lúa J02 đầu tiên trồng tại đồng bằng sông Cửu Long sẽ ngược tàu ra Bắc báo hiệu một xu hướng mới "Nam sản, Bắc tiêu" cho hạt gạo Nhật.
    Cấy phân để tiêu diệt vi khuẩn kháng thuốc trong ruột
    Tập huấn kỹ năng viết tin, bài trên trang thông tin điện tử KHCN và quản trị thư viện số KHCN
    Nguy cơ độc hại từ tranh dán Trung Quốc
LOGO
Bộ Khoa học và Công nghệ
Bộ Khoa học và Công nghệ


Cổng thông tin điện tử Chính Phủ
Cổng thông tin điện tử Chính Phủ


Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn


Kênh truyền hình nông nghiệp - nông thôn
Kênh truyền hình nông nghiệp - nông thôn


Trang KHCN phục vụ nông thôn
Thông tin tư vấn


bảng giá nông sản
Bảng giá nông sản


Bản quyền thuộc Uỷ Ban Nhân Dân xã Phước Thuận, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Điện thoại: (84.064) 3.874.293 - Fax: (84.064) 3.874.053
Đơn vị thiết kế: Trung tâm Tin học và Thông tin KHCN Bà Rịa - Vũng Tàu