Cuộc cách mạng công nghiệp đầu tiên là một kỷ nguyên tự cung tự cấp, trong đó các nhà sản xuất sớm trở thành người tiêu dùng. Nguyên liệu thô được tiêu thụ nhanh chóng và có rất ít nguyên liệu thô được xử lý.
Ở cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ hai, các sản phẩm dư thừa bắt đầu xuất hiện vì thế công nghệ chế biến và tích trữ được phát triển. Trong thời kỳ này, một bộ phận nông dân bắt đầu chuyển sang các ngành công nghiệp sản xuất và dịch vụ. Sự tách biệt giữa nông dân và người tiêu dùng ở thành thị trở nên rõ ràng, do đó làm tăng tầm quan trọng và mức độ cần thiết của phân phối.
Trong cuộc Cách mạng Công nghiệp thứ ba, sản phẩm dư thừa tăng lên và giá trị trọng tâm của tiêu thụ chuyển từ số lượng sang chất lượng. Nhờ số lượng người tiêu dùng ngày càng tăng, tiêu dùng chọn lọc đã trở nên phổ biến hơn và các chức năng phân phối trở nên quan trọng hơn.
Sự ra đời của một hệ thống đặt hàng nông sản theo yêu cầu có tính đến dân số già hóa và mở rộng tới hộ gia đình độc thân trong các vùng nông nghiệp và nông thôn, bao gồm kiểm soát khối lượng lô hàng thông qua dữ liệu lớn và kiểu chế độ ăn của người tiêu dùng, cho thấy CMCN 4.0 có thể tạo ra những đột phá trong lĩnh vực phân phối nông nghiệp. Thông tin như giá cả sản xuất nông nghiệp, cây trồng và phân phối bao gồm dữ liệu cơ bản cần để quản lý cung và cầu. Bằng cách áp dụng công nghệ CMCN 4.0, rất nhiều loại dữ liệu bao gồm sản xuất nông nghiệp, thông tin khí hậu, cơ cấu dân số, và dữ liệu người tiêu dùng, được phân tích toàn diện. Theo cách này, có thể sản xuất ra những sản phẩm tùy chỉnh để tối ưu hóa cung và cầu một cách tự chủ. Đồng thời, chính phủ có thể điều chỉnh thời gian và đầu ra để ổn định giá cả.
Trong CMCN 4.0, dự kiến tiêu thụ một lần nữa sẽ khác biệt với các cuộc cách mạng trước. Khi thông tin người tiêu dùng và nhà sản xuất được liên kết trong thời gian thực, thì thông tin phù hợp nhất với cả hai sẽ dễ dàng được chọn ra. Các công nghệ CMCN 4.0 cũng sẽ cung cấp thông tin thương mại và thông tin chất lượng. AI liên kết với dữ liệu lớn sẽ có thể khiến cho các giao dịch ổn định bằng cách kết nối thông tin sản xuất với thông tin giao dịch. Ví dụ, chiếc tủ lạnh thông minh sẽ có thể tự động làm mới thức ăn dự trữ của nó theo thời gian thực tại, dựa vào mức tiêu thụ. Một chiếc tủ lạnh như thế cũng có thể được liên kết với một hệ thống quản lý thông tin dinh dưỡng và sức khỏe gia đình. Nó thậm chí còn có thể nấu thức ăn cho các thành viên trong gia đình dựa trên nhu cầu dinh dưỡng của từng thành viên trong gia đình. Ngoài ra, in 3D sẽ cho phép mọi người tham gia vào quá trình tự sản xuất thực phẩm, vật liệu nông nghiệp, các bộ phận máy móc nông nghiệp và công cụ. Máy in 3D thậm chí có thể được sử dụng để sản xuất ra thực phẩm chức năng lành mạnh cho trẻ em và người cao tuổi, kể cả thực phẩm chế biến mềm dễ nhai.