|
Cơ giới hóa trong khâu làm đất hiện đạt tỷ lệ cao nhất. |
Diễn đàn do Trung tâm Khuyến nông quốc gia phối hợp Cục Trồng trọt và Sở NN-PTNT Kiên Giang tổ chức tại TP. Rạch Giá, vào cuối tuần vừa qua. Tham dự có các nhà khoa học, lãnh đạo ngành nông nghiệp các tỉnh, thành khu vực ĐBSCL…
Theo Cục Kinh tế Hợp tác - PTNT, mức độ cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp ngày càng tăng. Trong đó, làm lúa tăng nhanh nhiều loại máy móc thiết bị, từ khâu làm đất, bảo vệ, chăm sóc đến thu hoạch… góp phần giải quyết lao động nặng nhọc, nâng cao năng suất chất lượng, khả năng cạnh tranh của một số nông sản.
Tính trung bình cả nước, số lượng thiết bị nông nghiệp tăng nhanh, năm 2017 so với năm 2011 số lượng máy kéo tăng 45,5%, trong đó máy kéo chở lớn tăng 92,4%, máy gặt đập liên hợp tăng 77,1%, máy sấy tăng 25,8%.
|
Máy cấy lúa tiên tiến đã được nhiều địa phương đầu tư, áp dụng vào sản xuất. |
Ở nông thôn đã hình thành các tổ chức dịch vụ và nhiều mô hình liên kết doanh nghiệp với nông dân sản xuất trên cánh đồng lớn: Làm đất, cấy, phun thuốc bảo vệ thực vật, cho thuê kho bảo quản…
Một số địa phương đã ban hành chính sách để hỗ trợ khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn, cơ giới hóa chế biến, bảo quản nông sản công nghệ cao, góp phần đẩy nhanh cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho nông dân.
|
Máy bón phân, chăm sóc lúa được dân dân đầu tư giúp nâng cao hiệu quả lao động. |
Tại Kiên Giang, những năm qua Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã xây dựng nhiều mô hình giảm lượng giống gieo sạ, cơ giới hóa bảo vệ môi trường, góp phần giảm chi phí sản xuất, nâng cao giá trị hạt gạo. Trong đó, áp dụng cơ giới hóa giúp thay đổi diện mạo nông nghiệp tỉnh nhà, đáp ứng nhu cầu tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp, thích ứng biến đổi khí hậu.
Ông Phù Khí Nguyên, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Kiên Giang cho biết: “Tỉnh đã áp dụng cơ giới hóa ở các khâu: Làm đất, gieo sạ, cấy, tưới tiêu, khâu chăm sóc, thu hoạch và làm khô lúa. Qua đó, góp phần quan trọng giải phóng bớt lực lượng lao động nông nghiệp, giảm áp lực lao động vào mùa vụ, cải thiện chất lượng nông sản, nâng sức cạnh tranh trên thị trường”.
|
Máy giặt đập liên hợp thu hoạch lúa tăng rất nhanh chỉ trong thời gian ngắn. |
Tuy nhiên, so với tỉnh có tiềm năng lớn về sản xuất nông nghiệp thì tỷ lệ cơ giới hóa trong sản xuất chưa đáp ứng nhu cầu thực tế. Người dân còn áp dụng nhiều mùa vụ sản xuất/năm nên đất bị lầy lún khó có thể cơ giới đồng bộ từ khâu sản xuất đến thu hoạch.
Thời gian tới, tỉnh cần quy hoạch cơ sở hạ tầng đồng ruộng thủy lợi, bờ bao tập trung, bơm tưới bằng trạm bơm tập trung, cơ cấu mùa vụ 2 vụ/năm, giống lúa, kỹ thuật canh tác đồng nhất với sản xuất lúa chất lượng theo nhu cầu thị trường.
Nhà nước nên hỗ trợ 50% giá trị các thiết bị máy móc thực hiện một số mô hình vào danh sách thiết bị được hỗ trợ lãi suất vốn vay, mở thêm các lớp tập huấn vận hành bảo trì các loại máy móc nông nghiệp, dạy nghề cơ khí nông nghiệp để nông dân nắm rõ cách vận hành, bảo trì máy nâng cao hiệu quả sử dụng, hạn chế rủi ro.
Đ.T.CHÁNH
|
Cơ giới hóa trong khâu làm đất hiện đạt tỷ lệ cao nhất. |
Diễn đàn do Trung tâm Khuyến nông quốc gia phối hợp Cục Trồng trọt và Sở NN-PTNT Kiên Giang tổ chức tại TP. Rạch Giá, vào cuối tuần vừa qua. Tham dự có các nhà khoa học, lãnh đạo ngành nông nghiệp các tỉnh, thành khu vực ĐBSCL…
Theo Cục Kinh tế Hợp tác - PTNT, mức độ cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp ngày càng tăng. Trong đó, làm lúa tăng nhanh nhiều loại máy móc thiết bị, từ khâu làm đất, bảo vệ, chăm sóc đến thu hoạch… góp phần giải quyết lao động nặng nhọc, nâng cao năng suất chất lượng, khả năng cạnh tranh của một số nông sản.
Tính trung bình cả nước, số lượng thiết bị nông nghiệp tăng nhanh, năm 2017 so với năm 2011 số lượng máy kéo tăng 45,5%, trong đó máy kéo chở lớn tăng 92,4%, máy gặt đập liên hợp tăng 77,1%, máy sấy tăng 25,8%.
|
Máy cấy lúa tiên tiến đã được nhiều địa phương đầu tư, áp dụng vào sản xuất. |
Ở nông thôn đã hình thành các tổ chức dịch vụ và nhiều mô hình liên kết doanh nghiệp với nông dân sản xuất trên cánh đồng lớn: Làm đất, cấy, phun thuốc bảo vệ thực vật, cho thuê kho bảo quản…
Một số địa phương đã ban hành chính sách để hỗ trợ khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn, cơ giới hóa chế biến, bảo quản nông sản công nghệ cao, góp phần đẩy nhanh cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho nông dân.
|
Máy bón phân, chăm sóc lúa được dân dân đầu tư giúp nâng cao hiệu quả lao động. |
Tại Kiên Giang, những năm qua Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã xây dựng nhiều mô hình giảm lượng giống gieo sạ, cơ giới hóa bảo vệ môi trường, góp phần giảm chi phí sản xuất, nâng cao giá trị hạt gạo. Trong đó, áp dụng cơ giới hóa giúp thay đổi diện mạo nông nghiệp tỉnh nhà, đáp ứng nhu cầu tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp, thích ứng biến đổi khí hậu.
Ông Phù Khí Nguyên, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Kiên Giang cho biết: “Tỉnh đã áp dụng cơ giới hóa ở các khâu: Làm đất, gieo sạ, cấy, tưới tiêu, khâu chăm sóc, thu hoạch và làm khô lúa. Qua đó, góp phần quan trọng giải phóng bớt lực lượng lao động nông nghiệp, giảm áp lực lao động vào mùa vụ, cải thiện chất lượng nông sản, nâng sức cạnh tranh trên thị trường”.
|
Máy giặt đập liên hợp thu hoạch lúa tăng rất nhanh chỉ trong thời gian ngắn. |
Tuy nhiên, so với tỉnh có tiềm năng lớn về sản xuất nông nghiệp thì tỷ lệ cơ giới hóa trong sản xuất chưa đáp ứng nhu cầu thực tế. Người dân còn áp dụng nhiều mùa vụ sản xuất/năm nên đất bị lầy lún khó có thể cơ giới đồng bộ từ khâu sản xuất đến thu hoạch.
Thời gian tới, tỉnh cần quy hoạch cơ sở hạ tầng đồng ruộng thủy lợi, bờ bao tập trung, bơm tưới bằng trạm bơm tập trung, cơ cấu mùa vụ 2 vụ/năm, giống lúa, kỹ thuật canh tác đồng nhất với sản xuất lúa chất lượng theo nhu cầu thị trường.
Nhà nước nên hỗ trợ 50% giá trị các thiết bị máy móc thực hiện một số mô hình vào danh sách thiết bị được hỗ trợ lãi suất vốn vay, mở thêm các lớp tập huấn vận hành bảo trì các loại máy móc nông nghiệp, dạy nghề cơ khí nông nghiệp để nông dân nắm rõ cách vận hành, bảo trì máy nâng cao hiệu quả sử dụng, hạn chế rủi ro.
Đ.T.CHÁNH
|