TRANG CHỦ Tổng quan về xã Tin tức SƠ ĐỒ WEB TÌM KIẾM
Thứ Sáu, 22/11/2024
Tin hoạt động-KHCN
Sản phẩmHoạt động UBND xã
Dịch vụ
Gương làm kinh tế giỏi
Tài liệu KHCN
Phim KH&CN
Văn bản pháp quy

WEBSITE CÁC XÃ
Trao đổi trực tuyến
vananhvt88
longttkhcn
WEBSITE KHÁC
THƯ VIỆN HÌNH ẢNH
DỰ BÁO THỜI TIẾT

Lượt truy cập: 194482

  CHĂN NUÔI

  Các biện pháp quản lý đàn thỏ mùa nắng nóng
07/12/2020

Thỏ là loài gia súc nhạy cảm với các tác nhân ngoại cảnh, khi nhiệt độ không khí tăng trên 35 độ C và kéo dài, thỏ rất dễ bị cảm nóng. Trong mùa nóng nếu không biết cách chăm sóc hợp lý thì thỏ sẽ rất dễ mắc bệnh, gây thiệt hại về kinh tế, vì vậy nuôi thỏ trong mùa nắng nóng cần lưu ý những vấn đề sau:

 

1. Chuồng nuôi

Chăn nuôi thỏ với quy mô lớn cần xây dựng chuồng trại đảm bảo thông thoáng và dễ làm vệ sinh, nên có hệ thống làm mát bằng dàn mát và quạt thông gió.

Nếu nuôi thỏ quy mô gia đình, có thể đặt lồng dưới gốc cây có bóng mát ngoài vườn, đầu nhà, có mái che chống mưa, nắng, gió lùa. Không nên đặt lồng thỏ trong chuồng lợn hoặc chuồng gà, vừa ngột ngạt, hôi thối, vừa dễ lây lan dịch bệnh.

Những ngày trời nắng nóng có thể phun nước lên mái để hạ nhiệt độ; không được để ánh nắng dọi trực tiếp vào lồng nuôi. Nền chuồng phải luôn khô ráo, được dọn dẹp sạch sẽ hàng ngày, định kỳ phun thuốc khử trùng chuồng nuôi.

2. Thức ăn và nước uống

Do đặc điểm dạ dày thỏ giãn tốt nhưng co bóp yếu, manh tràng có dung tích lớn và có khả năng tiêu hóa chất xơ nhờ hệ vi sinh vật. Vì vậy mùa nắng nóng, cần cho thỏ ăn nhiều thức ăn thô xanh chất lượng tốt, để vừa đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của thỏ, vừa có tác dụng chống nóng và đảm bảo sinh lý tiêu hóa bình thường.

Thức ăn thô xanh cho thỏ phải được rửa sạch bằng nước máy hoặc nước giếng khoan. Thức ăn xanh không được dự trữ quá lâu ngày; không dùng cỏ ở những nơi lầy lội và những nơi là bãi chăn thả các loại gia súc khác làm thức ăn cho thỏ. Những loại rau lá có hàm lượng nước lớn như bắp cải, khoai lang…, sau khi rửa cần phơi tái cho bớt nước trước khi cho thỏ ăn. Nếu cho thỏ ăn thức ăn nghèo chất xơ hoặc thức ăn chứa nhiều nước, thức ăn không tươi, bị dập nát dễ dẫn đến tình trạng rối loạn tiêu hóa như chướng bụng đầy hơi hoặc ỉa chảy và thỏ có thể bị chết.

Thỏ thiếu nước còn nguy hiểm hơn thiếu thức ăn. Nước đặc biệt quan trọng đối với thỏ đẻ và tiết sữa, không cung cấp đầy đủ nước uống cho thỏ dẫn đến tình trạng thiếu sữa, thậm chí có thể thỏ mẹ ăn thịt thỏ con. Trong thời gian nuôi con nên cho thỏ mẹ uống thêm nước đường gluco, vitamin hoặc ăn mía để nhanh phục hồi cơ thể, tiết nhiều sữa và đàn con phát triển tốt. Sau khi thỏ đẻ, mỗi ngày chỉ nên đưa ổ đẻ vào lồng thỏ mẹ một lần để cho con bú, tránh hiện tượng thỏ mẹ chui vào ổ ỉa đái, bới ổ và dẫm đạp lên đàn con. Cần có chuồng thoáng mát để thỏ mẹ nghỉ ngơi.

Với thỏ nuôi thịt mùa nắng nóng cần dãn mật độ nuôi từ 5 – 6 con/ô lồng chuồng.

Không nên vận chuyển thỏ khi trời nắng nóng (nếu vận chuyển thỏ khi trời nắng nóng thỏ rất dễ chết). Khi vận chuyển thỏ đi xa, cần nhẹ nhàng, không làm cho thỏ hoảng sợ, tốt nhất mỗi con một ngăn thùng. Đêm trước ngày vận chuyển, không nên cho thỏ ăn quá no (nếu cho thỏ ăn quá no dẫn đến thỏ bị khát nước trong quá trình vận chuyển) và vận chuyển khi trời mát.

3. Vệ sinh phòng trị bệnh

Thỏ là loài gia súc yếu, sức đề kháng cơ thể kém, dễ cảm nhiễm các mầm bệnh và phát triển thành dịch, đặc biệt trong mùa nắng nóng. Để hạn chế tối đa tổn thất kinh tế do dịch bệnh, điều rất quan trọng trong chăn nuôi thỏ là tạo ra môi trường tiểu khí hậu chuồng nuôi hợp vệ sinh và tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp vệ sinh phòng bệnh như: Vệ sinh chuồng trại hàng ngày; Định kỳ tẩy uế chuồng trại, nhằm hạn chế sự lây nhiễm của các loại nguồn bệnh cho thỏ, bằng cách phun thuốc sát trùng chuồng thỏ, tối thiểu 01 lần/tháng, sát trùng lồng nuôi bằng đèn khò hoặc đốt bằng giẻ tẩm dầu hàng tháng, có thể 02 tháng/lần trong trường hợp đàn thỏ hoàn toàn sạch sẽ về bệnh dịch. Đồng thời dọn chuồng nuôi phải tiến hành vệ sinh máng ăn, dọn ổ đẻ cho thỏ sạch sẽ.

Định kỳ tẩy uế chuồng trại, nhằm hạn chế sự lây nhiễm của các loại nguồn bệnh cho thỏ

 

Phòng bệnh chủ động cho thỏ bằng cách tiêm phòng các loại thuốc, vắc-xin:

- Đối với bệnh bại huyết: Tiêm vắc-xin để phòng bệnh bại huyết cho thỏ con lúc 2 tháng tuổi. Đối với thỏ sinh sản, tiêm định kỳ 6 tháng 1 lần.

- Đối với bệnh ghẻ: Nếu thỏ bị ghẻ dùng Ivermectin tiêm với lượng 0,7 ml/3kg thể trọng hoặc tiêm Vimectin với lượng 0,2 - 0,3 ml/1 con để điều trị.

- Đối với bệnh cầu trùng: Phòng bệnh bằng vệ sinh, sát trùng chuồng trại, sử dụng thuốc Anticoc, HanE3 bằng ½ liều điều trị. Nếu thỏ bị bệnh cầu trùng dùng thuốc Anticoc, HanE3 để điều trị bệnh (tiêm với lượng 0,1 - 0,2g/kg thể trọng).

                                                                              Nguyễn Thị Dịu

Trung tâm Khuyến nông Thái Bình

 

sưu tầm
In trang Quay lại Lên trên

  
TIN NÓNG
    Kỹ thuật trồng và chăm sóc chuối lùn
    Triển khai chính sách hỗ trợ nông dân sản xuất lúa theo Nghị định số 42/2012/NĐ-CP ngày 11/05/2012 của Chính Phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa trên địa bàn xã Phước thuận.
    Đoàn công tác Hàn Quốc đến thăm và làm việc tại Công ty Gạch ngói Mỹ Xuân
    Thu nhập 1,5 tỷ đồng nhờ nuôi ba ba ở Hậu giang
    Trồng xoài mùa nghịch, thu lãi tới nửa tỷ đồng mỗi hecta
    Đồng ruộng sạch sâu bệnh
    Lễ pát động tháng hành động phòng chống HIV/AIDS
    Các nhà vườn Đồng Tháp chuẩn bị nhiều giống hoa mới phục vụ Tết
    Làm giàu từ trùn quế
    Nuôi tôm thẻ chân trắng xen với tôm càng xanh thành công
    Cần Thơ: Lúa Thu Đông đầu vụ được mùa, bán với giá cao
    Cây biến đổi gene đổ bộ Việt Nam: Thu nhập tăng nhờ ngô lai
    Máy rửa bát bằng năng lượng mặt trời của thầy giáo Tây Nguyên
    Hướng dẫn cách phòng chống dịch MERS
    Hoàn thành quy hoạch mắc ca trong tháng 8/2015
    Ban Chỉ Đạo hè xã Phước Thuận tổ chức Hội thi Bơi với chủ đề " Đường đua xanh năm 2015"
    Tổ chức hội nghị tuyên truyền biển đảo và họp mặt học sinh ,sinh viên
    Phối hợp tổ chức Chiến dịch mùa hè xanh năm 2015
    PHƯỚC THUẬN TỔ CHỨC LỄ BÀN GIAO NHÀ ĐẠI ĐOÀN KẾT
    Bỏ hàng loạt phí, lệ phí thú y.
    Cuối tháng 10 này, mẻ lúa J02 đầu tiên trồng tại đồng bằng sông Cửu Long sẽ ngược tàu ra Bắc báo hiệu một xu hướng mới "Nam sản, Bắc tiêu" cho hạt gạo Nhật.
    Cấy phân để tiêu diệt vi khuẩn kháng thuốc trong ruột
    Tập huấn kỹ năng viết tin, bài trên trang thông tin điện tử KHCN và quản trị thư viện số KHCN
    Nguy cơ độc hại từ tranh dán Trung Quốc
LOGO
Bộ Khoa học và Công nghệ
Bộ Khoa học và Công nghệ


Cổng thông tin điện tử Chính Phủ
Cổng thông tin điện tử Chính Phủ


Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn


Kênh truyền hình nông nghiệp - nông thôn
Kênh truyền hình nông nghiệp - nông thôn


Trang KHCN phục vụ nông thôn
Thông tin tư vấn


bảng giá nông sản
Bảng giá nông sản


Bản quyền thuộc Uỷ Ban Nhân Dân xã Phước Thuận, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Điện thoại: (84.064) 3.874.293 - Fax: (84.064) 3.874.053
Đơn vị thiết kế: Trung tâm Tin học và Thông tin KHCN Bà Rịa - Vũng Tàu