TRANG CHỦ Tổng quan về xã Tin tức SƠ ĐỒ WEB TÌM KIẾM
Thứ Bảy, 20/4/2024
Tin hoạt động-KHCN
Sản phẩmHoạt động UBND xã
Dịch vụ
Gương làm kinh tế giỏi
Tài liệu KHCN
Phim KH&CN
Văn bản pháp quy

WEBSITE CÁC XÃ
Trao đổi trực tuyến
vananhvt88
longttkhcn
WEBSITE KHÁC
THƯ VIỆN HÌNH ẢNH
DỰ BÁO THỜI TIẾT

Lượt truy cập: 177760

  THUỶ SẢN

  Kỹ thuật nuôi lươn trong bể lót bạt
07/12/2018

Mùa vụ nuôi lươn:

Lươn sinh sản vào tháng 4 – 5 âm lịch nên có thể bắt giống thả nuôi lươn thịt từ giữa tháng 6 âm lịch. Nuôi 5-6 tháng thì thu hoạch.Chuẩn bị bể nuôi lươn:

  • Chọn vị trí yên tĩnh, ít người qua lại, có bóng mát, dễ lấy nước vào và thoát nước ra, làm mái che hoặc làm giàn trồng cây leo che nắng, gió.
  • Cắm trụ, dùng bạt ni lông loại dày không thoát nước quây dựa các trụ tạo thành bể. Bể nhỏ: 6-10 m2, bể lớn: 30-80m2. Chiều cao mỗi bể 1 – 1,2 m
  • Lấy đất sạch, không nhiễm thuốc bảo vệ thực vật, phơi nắng kỹ, rải 1 lớp dày 20-30 cm ở đáy bể. Nếu bể to, có thể rải 2/3 diện tích bể bằng lớp đất cao 40cm.
  • Cho nước qua lọc và đã diệt khuẩn, diệt ký sinh trùng vào bể. Mực nước trong bồn: 20 – 30 cm. Mặt nước thấp hơn miệng bể 40-50 cm. Thả lục bình tạo bóng râm.
  • Nước trước khi thêm vào bể nuôi phải được diệt mầm bệnh, ấu trùng, ký sinh trùngCon giống lươn
    • Lươn giống khai thác trong tự nhiên. Ở miền Bắc lươn đẻ vào tháng 3-4 dương lịch, ở miền Nam lươn đẻ vào tháng 5-6, và tháng 8-9 dương lịch.
    • Bắt lươn con về ương nuôi: cho mồi vào lờ, dùng đèn, đuốc soi, dùng vợt đón vớt ở các của hang ở mương, ao, bờ có nhiều thực vật mọc. Thường vớt lươn vào chiều tối, khi lươn đi kiếm mồi.
    • Vớt trứng lươn về ấp: lươn đẻ trứng vào bọt do chúng phun trước tổ. Ở nhiệt độ 25-30 độ C trứng nở sau 7 ngày. Khi vớt trứng về, ngâm trứng vào dung dịch xanh Methylen 1/50.000 trong 10-15 phút, ngâm trong 2 ngày, mỗi ngày một lần. Sau 10 ngày khi hết noãn hoàng, lươn con dài khoảng 2cm có thể cho lươn ăn: lòng đỏ trứng gà luộc chín, tảo, giun, ốc xay nhuyễn…
    • Ương nuôi lươn con trong xô nhựa, lu, khạp có thành trơn láng, mật độ 200-300 con/m2, treo các búi dây ni-lông để lươn bám vào thở. Thay nước hàng ngày sau khi cho ăn. Sau 20-30 ngày, chọn lươn khỏe thả nuôi ở ao nuôi lươn thịt.Chọn giống lươn
      • Chọn thả lươn đồng cỡ trong một bể nuôi tránh con lớn ăn thịt con nhỏ
      • Chọn lươn giống có da màu sáng, nhiều nhớt, hoạt động nhanh nhẹn, không xây xát, không đỏ rốn. Theo kinh nghiệm lươn có màu vàng sẫm, phát triển tốt nhất. Lươn màu vàng xanh, phát triển bình thường. Lươn màu xám tro, chậm lớn.
      • Không chọn lươn câu bằng lưỡi câu, nhử thuốc, xiệc điện hay bị vuốt làm gãy sống lưng. Giống bắt được do xẹt điện, câu, trúm, mồi thuốc là giống yếu và hao hụt nhiều.

      Thả giống lươn:

      • Tắm lươn bằng nước muối 3-5% trong 3-5 phút trước khi thả để sát trùng và loại những con yếu.
      • Mật độ thả nuôi lươn thịt bình quân 20-25 con/m2
      • Kích thước lươn giống thả nuôi tốt nhất 40 – 60 con/kg.
      • Mật độ ương: 60 – 200 con/m2 tùy kích cỡ giống.

      Thức ăn cho lươn

      • Tận dụng thức ăn trong thiên nhiên mùa nước nổi: cua, ốc, hến, cá tạp xay nhuyễn, tép…
      • Các loại thức ăn khác: trùn quế, giun đất, cám, bã đậu, các loại rau quả
      • Thức ăn bổ sung: vitamin C, đa vitamin để tăng sức đề kháng, men vi sinh hỗ trợ tiêu hóa, thức ăn viên của cá da trơn, tấm cám nấu chung bột cá, ốc băm.
      • Thức ăn phải tươi sống, vệ sinh, không cho lươn ăn thức ăn cũ, ôi thiu.

      Cho lươn ăn

      • Cho ăn 1 hoặc 2 lần / ngày bằng sàn ăn ở 1 vị trí cố định, vào 1 giờ cố định (thường bữa chính lúc 4-6 g chiều). Sau khi cho lươn ăn 2-3 tiến, phải vớt bỏ thức ăn thừa khỏi bể, tránh ô nhiễm môi trường. Khi trời âm u, mưa, lạnh: giảm bớt lượng thức ăn tránh dư thừa.
      • Khi thay đổi thức ăn phải thay đổi từ từ để lươn thích nghi.
      • Lượng cho ăn: Lươn nhỏ: 3 – 4% trọng lượng lươn; lươn lớn: 5 – 8%.
      • Khi thiếu thức ăn lươn có thể ăn thịt lẫn nhau.
      • Có thể cho ăn cá con còn sống, thả vào bể nuôi để lươn tự bắt mồi.

      Chăm sóc lươn:

      • Giữ nước sạch, hàm lượng oxy hòa tan trên 2mg/l. Khi lươn nổi đầu hàng loạt lên mặt nước để thở do thiếu oxy thì phải thay nước ngay.
      • 4 – 7 ngày thay nước 1 lần tùy theo mật độ thả và loại thức ăn, chất lượng nước. Theo Việt Linh, việc thay nước định kỳ là cần thiết để giúp hạn chế lươn bị bệnh.
      • Định kỳ diệt khuẩn
      • Khi trời nắng, nóng nâng mức nước đến 30 – 40cm
        Duy trì nhiệt độ nước bể nuôi trong khoảng 23-28 độ C
      • Khi nhiệt độ thấp: tháo cạn nước trong bể, đắp lên đáy bể 1 lớp rơm hay cỏ, để giữ ấm cho lương mà vẫn thông khí cho lươn thở.
      • kiểm tra, gia cố bể thường xuyên, tránh lươn bò mất theo chỗ ni lông thủng, rách
      • Nông dân.com
In trang Quay lại Lên trên

  
TIN NÓNG
    Kỹ thuật trồng và chăm sóc chuối lùn
    Triển khai chính sách hỗ trợ nông dân sản xuất lúa theo Nghị định số 42/2012/NĐ-CP ngày 11/05/2012 của Chính Phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa trên địa bàn xã Phước thuận.
    Đoàn công tác Hàn Quốc đến thăm và làm việc tại Công ty Gạch ngói Mỹ Xuân
    Thu nhập 1,5 tỷ đồng nhờ nuôi ba ba ở Hậu giang
    Trồng xoài mùa nghịch, thu lãi tới nửa tỷ đồng mỗi hecta
    Đồng ruộng sạch sâu bệnh
    Lễ pát động tháng hành động phòng chống HIV/AIDS
    Các nhà vườn Đồng Tháp chuẩn bị nhiều giống hoa mới phục vụ Tết
    Làm giàu từ trùn quế
    Nuôi tôm thẻ chân trắng xen với tôm càng xanh thành công
    Cần Thơ: Lúa Thu Đông đầu vụ được mùa, bán với giá cao
    Cây biến đổi gene đổ bộ Việt Nam: Thu nhập tăng nhờ ngô lai
    Máy rửa bát bằng năng lượng mặt trời của thầy giáo Tây Nguyên
    Hướng dẫn cách phòng chống dịch MERS
    Hoàn thành quy hoạch mắc ca trong tháng 8/2015
    Ban Chỉ Đạo hè xã Phước Thuận tổ chức Hội thi Bơi với chủ đề " Đường đua xanh năm 2015"
    Tổ chức hội nghị tuyên truyền biển đảo và họp mặt học sinh ,sinh viên
    Phối hợp tổ chức Chiến dịch mùa hè xanh năm 2015
    PHƯỚC THUẬN TỔ CHỨC LỄ BÀN GIAO NHÀ ĐẠI ĐOÀN KẾT
    Bỏ hàng loạt phí, lệ phí thú y.
    Cuối tháng 10 này, mẻ lúa J02 đầu tiên trồng tại đồng bằng sông Cửu Long sẽ ngược tàu ra Bắc báo hiệu một xu hướng mới "Nam sản, Bắc tiêu" cho hạt gạo Nhật.
    Cấy phân để tiêu diệt vi khuẩn kháng thuốc trong ruột
    Tập huấn kỹ năng viết tin, bài trên trang thông tin điện tử KHCN và quản trị thư viện số KHCN
    Nguy cơ độc hại từ tranh dán Trung Quốc
LOGO
Bộ Khoa học và Công nghệ
Bộ Khoa học và Công nghệ


Cổng thông tin điện tử Chính Phủ
Cổng thông tin điện tử Chính Phủ


Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn


Kênh truyền hình nông nghiệp - nông thôn
Kênh truyền hình nông nghiệp - nông thôn


Trang KHCN phục vụ nông thôn
Thông tin tư vấn


bảng giá nông sản
Bảng giá nông sản


Bản quyền thuộc Uỷ Ban Nhân Dân xã Phước Thuận, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Điện thoại: (84.064) 3.874.293 - Fax: (84.064) 3.874.053
Đơn vị thiết kế: Trung tâm Tin học và Thông tin KHCN Bà Rịa - Vũng Tàu