Tổng số lượng truy cập
432018
Số người online
31
Thông tin nhiệm vụ
Tên nhiệm vụ Điều tra, đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường, xây dựng một số giải pháp bảo vệ môi trường tại khu chế biến thuỷ sản Hội Bài, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Cấp quản lý Cấp tỉnh
Tổ chức chủ trì Trung tâm KHCN phát triển đô thị và nông thôn
Chủ nhiệm nhiệm vụ TS. Trần Trung Dũng
Tham gia chính - PGS.TS Nguyễn Đình Mạnh
- KS. Phạm Thị Phương Loan
- CN. Nguyễn Thanh Bình
- KS. Cao Văn Mạnh
- CN. Lê Thanh Long
- CN. Nguyễn Mạnh Hà
- CN. Đoàn Thị Hằng Vân
- CN. Trương Văn Luận
- KS. Phan Thị Giao Quỳnh
- KS. Hoàng Thị Liên
Mục tiêu nhiệm vụ
Lĩnh vực Khoa học Tự nhiên
Kinh phí thực hiện 532.671.000 đồng
Kết quả thực hiện (tóm tắt)

- Tiến hành điều tra sơ bộ về hiện trạng môi trường các nhà máy và toàn khu vực

Qua khảo sát 23 đơn vị CBTS Tân Hải, cùng với việc tổng hợp các tài liệu khảo sát, thanh tra môi trường thời gian gần đây, cho thấy chất thải của các doanh nghiệp CBTS gồm 3 loại chính: Rác thải rắn, khí thải và nước thải.

+ Chất thải rắn gồm rác thải thường (rác thải sinh hoạt và rác không nguy hại) và rác thải nguy hiếm (thùng dầu mỡ, bóng đèn, giẻ_ cặn dầu.v.v...). Tuy nhiên, khối lượng không nhiều. Rác thải thường tại các doanh nghiệp hiện nay đều được thu gom bởi công ty môi trường đô thị huyện Tân Thành. Khối lượng chất thải rắn nguy hại tuy ít nhưng lại là mối lo ngại vì hầu hết các doanh nghiệp không có hp đồng thu gom loại chất thải này với cơ quan quản lý rác thải, và việc quản lý tại địa phận nhà máy cũng chưa đúng quy cách vệ sinh môi trường.

+ Chỉ tiêu nước thải của tất cả các doanh nghiệp được điều tra có chỉ số COD, BOD5, coliform vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần. Tổng số 10 mẫu phân tích nước thải công nghiệp với 16 chỉ tiêu các chất khác nhau trong mỗi mẫu, cho thấy, cả 10/10 mẫu đều có mùi hôi thối; 100% số mẫu phân tích có chỉ tiêu chất rắn lơ lửng TSS vượt TCCP 5945-2005 (giới hạn B) từ 1,24-32 lần; 8/10 mẫu có tổng phốt pho (T-P) vượt TCVN 4,5-25 lần; 100% số mẫu có thành phần BOD5 vượt 1,7-117,5 lần. COD của 10/10 mẫu đều vượt 1,46-159,3 lần. Tổng ni tơ (T-N) cả 10 mẫu đều vượt từ 1,13-1,9 lần.

+ Qua phân tích tổng số 23 mẫu khí đại diện cho 7 loại hình doanh nghiệp CBTS cho thấy chỉ tiêu H2S của Công ty TNHH chế biến thuỷ sản Tiến Đạt vượt hơn 100 lần tiêu chuẩn cho phép, DNTN Đông Hải vượt 3 lần tiêu chuẩn cho phép, DNTN Mỹ Sương vượt gần 3 lần tiêu chuẩn cho phép và khí thải xung quanh khu tập trung chế biến thuỷ sản Hội Bài vượt 14 lần tiêu chuẩn cho phép. Chỉ tiêu NH3 tại DNTN Đông Hải vượt tiêu chuẩn cho phép hơn 4 lần, DNTN Phúc Lộc vượt tiêu chuẩn cho phép 1,1 lần. Nhìn chung, các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực chế biến bột cá thường bị ô nhiễm khí nặng hơn cả vì khí thải phát ra từ lò đốt than và các lò sấy bột cá. Tuy vậy, môi trường khí của các doanh nghiệp khác cũng bị bao trùm bởi mùi hôi đặc trưng của các nguyên liệu sản xuất. Kêt quả phân tích 5 mẫu khí tại các khu vực xung quanh khu công nghiệp, có 4/5 mẫu có chỉ tiêu H2S vượt TCCP (cao nhất tới 14,6 lần).

Kết quả phân tích trên của đ tài một lần nữa khẳng định kết quả kiểm tra của Sở TNMT Bà Rịa Vũng Tầu tháng 8-2007 (như đã tổng hợp trong phụ lục để tham khảo) là phản ánh đúng thực tế và các vấn đề về ô nhiễm khí vẫn chưa được cải thiện.

- Điều tra khảo sát tình hình xử lý môi trường các doanh nghiệp

Chất thải rắn của các cơ sở CBTS tuy nhiều, nhưng hầu hết đều có thể tái sử dụng cho các ngành chế biến khác hoặc làm phân bón. Chất thải rắn nguy hại chủ yếu là dầu cặn, thùng đựng dầu mỡ...bóng đèn huỳnh quang, xỉ than- tuy ít nhưng tất cả các doanh nghiệp đều chưa có biện pháp quản lý hợp lý nào. Tuy vậy, mối quan tâm lớn nhất của các doanh nghiệp CBTS vẫn là ô nhiễm nước và khí thải công nghiệp.

à Khí thải của các doanh nghiệp CBTS cơ bản bị phát thải từ lò cung cấp nhiệt và lò sấy nguyên liệu. Loại trừ doanh nghiệp chỉ chuyên sản xuất nước đá (Công ty Dũng Hng) không gây ô nhiễm không khí, 22/23 DN khác đu phát mùi hôi đặc trưng của CBTS mà hiện nay chưa có biện pháp giải quyết. Tuy nhiên, trong số đó đáng quan tâm nhất là các DN chế biến bột cá và, chế biến bột cá + Hải sản là khí thải có mức ô nhiễm vượt TCMT đáng lưu ý nhất. Cho đến thời điểm khảo sát, mới có 12/22 doanh nghiệp có hệ thống xử lý khí thải. Trong đó chỉ có 7/12 DN có đủ 2 hệ thống xử lý, nhưng chỉ có 1/7 hệ thống này là có khí thải đầu ra đạt TCVN (Công ty TNHH Nghê Huỳnh). 6/7 Cty còn lại tuy có đủ cả 2 hệ thng xử lý nhưng công nghệ đơn giản chưa triệt đ xử lý ô nhiễm khí thải. 5/12 DN chỉ có 1 hệ thống xử lý khí cho lò đốt hoặc lò sy. Hệ thng xử lý hết sức đơn giản, khí từ quá trình sấy bột cá được hấp thụ mùi bằng than hoạt tính kết hợp với phun nước dạng sương ri thải vào MT. Khí thải từ đt than, củi được đi qua cyclon đ lng bụi ri thải vào MT. Vì vậy nên có DN chỉ có /4 hệ thng đã xây dựng đạt TC khí thải theo quy định hiện hành (Đa Năng, Tuấn Thanh), còn lại các DN khác - mặc dù khí đi qua cả 2 hệ thống xử lý vẫn có kết quả phân tích mẫu ô nhiễm.

à Nước thải/ Tổng khối lượng nước thải của các doanh nghiệp thải vào môi trường từ 2.500- 2.872 m3/ngày. Cho đến thời điếm điều tra trong quá trình thực Hiện đề tài này, vẫn còn 3 doanh nghiệp chưa xây dựng hệ thống xử lý nước thải {Long Sơn, Thành Đạt, Dũng Hồng). Nhưng trong số 20 doanh nghiệp đã có hệ thống xử lý thì hầu như chưa có DN nào có nước thải đạt TCVN cột B-5945-2005 (nước dành cho nuôi trồng thủy sinh) với nhiều lý do: hoặc là hệ thống vận hành không nghiêm túc, hoặc công nghệ xử lý không đạt yêu cầu, hoặc có hệ thống nhưng không vận hành.

- Nghiên cứu đưa ra các giải pháp bảo vệ môi trường : 2 phương án chính được đề ra:

- Thứ nhất là giải pháp công nghệ: tùy tình trạng khác nhau của các doanh nghiệp, mà nên áp dụng xây dựng hệ thống xây mới toàn bộ hoặc b sung. Hướng chủ đạo là học theo các công nghệ hiện nay đang áp dụng đã đạt được kết quả tốt. Các công nghệ đề ra cho cả giải pháp xử lý độ ẩm, rác thải nguy hại, nhưng trọng tâm đề xuất chính cho xử lý khí và nước thải trong CBTS đã trình bày trong báo cáo với các nội dung cơ bản như sau:

* Mùi hôi đặc trưng của ngành CBTS không gây nhiều độc hại, nhưng gây mất mỹ quan cho thành phố du lịch luôn xảy ra trên phạm vi rộng là rất khó giải quyết. Giải pháp đề xuất là khống chế các vùng phát sinh mùi trong khu vực sản xuất khép kín để sử dụng thiết bị hút khử mùi liên họp.

* Các DN cần đầu tư mới (với các DN chưa xây dựng hệ thống xử lý khí và nước thải)

+ Đầu tư xây dựng bổ sung hoàn thiện theo định hướng học tập hệ thống công nghệ xử lý khí của công ty Nghê Huỳnh.

+ Xử lý nước thải: phối hợp xây dựng các hệ thống xử lý cục bộ cho từng DN và hệ thống xử lý chung từng cụm DN ( mã số 1003010).

Hệ thống công nghệ cục bộ cho từng DN đựợc đề xuất là hệ thống xử lý là giải pháp sinh hoá học kết hợp. Trên cơ sở này, từng DN được khuyến cáo bổ sung những gì cho hệ thống xử lý nước thải hiện tại.

       Bên ngoài các doanh nghiệp: đây giải pháp an toàn - đề tài đề ra xu hưng giải quyết làm sạch triệt để nước thải toàn khu trước khi thải vào môi trường, đề tài đề xuất phương án xây dựng hệ thống xử lý bổ sung vành đai ngoài - kiểm soát trước cửa xả vào nguồn nhận, thông qua việc thu gom toàn bộ nước thải sau các hệ thng xử lý cục bộ của từng DN dồn vào 3 khu vực chính (theo sự khoanh vùng trên bản đô khu vực), đ xử lý bằng giải pháp h sinh học. (Công suất xử lý khu vực 1 là 693m3, khu vực 2 là 931 m , khu vực 3 là 1.238m3). Theo tính toán ban đầu trên cơ sở khoa học về công nghệ hồ sinh học và tiêu chuẩn TCXD-51-84 của Bộ Xây dựng, tổng diện tích đất dành cho hồ khu vực I vào khoảng 2,168ha, khu vực II 2,88 ha, và khu vực III vào khoảng 3,852ha. Theo khối lượng nước thải này, dự kiến sẽ phải xây dựng các khu vực hồ với thể tích khu vực I khoảng 16.000 m3; khu vực II _21.420m3; Khu vựuc III _28.500 m3 (tính toán này bao gồm cả gia số dự phòng lưu lượng nước mưa của khu vực).

- Thứ hai là giải pháp quản lý hành chính và giám sát giảm thiểu ô nhiễm môi trường:

Báo cáo đã trình bày những chỉ số môi trường cần phải giám sát định kỳ, đề xuất các giải pháp quản lý chung cho tất cả các DN để đảm bảo phát triển bền vững môi trường như: nâng cao hiệu quả phòng ngừa từ khâu lập kế hoạch đầu tư, sản xuất, cho đến các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu ô nhiễm trong qúa trình hoạt động của tất cả các DN- và có những đề xuất riêng cụ thể cho từng phân loại nhóm DN

Tồn tại lớn nhất dẫn đến các hậu quả về môi trường hiện nay của CBTS Tân Hải là do chúng được xây dựng không phép. Vì nguyên nhân này, dẫn đến các mục tiêu đảm bảo môi trường không được quy hoạch ngay từ ban đầu. Các hệ thống xây dựng hoàn toàn bị động với công nghệ không đồng bộ. Vì vậy, nên tuy kỹ thuật lập kế hoạch môi trường ngav từ giai đoạn đầu tư và định hướng sản xuất được đề ra nhưng chỉ có tính tham khảo cho các nhà quản lý các dự án công nghiệp tương lai và khó ứng dụng được với các nhà máy đã xây xong hoặc đang hoạt động.

Trong số các DN đã có hệ thống xử lý, vì chưa có chế tài nghiêm minh và tổ chức giám sát thường xuyên, nên hầu hết đều trốn tránh cơ quan chức năng, không vận hành nghiêm túc vì mục đích giảm chi phí sản xuất. Do đó bên cạnh các giải pháp quản lý có tính lý thuyết, thì việc thiết lập một bộ máy giám sát thường xuyên, liên tục, định kỳ và bất kỳ, kết hợp với chế tài xử lý kịp thời, mạnh mẽ và nghiêm minh đối với các hiện tượng vi phạm- là định hướng cần thiết phải thực hiện- mới có thể duy trì một môi trường sản xuất công nghiệp sạch và bền vững.
Thời gian thực hiện 12 tháng, từ tháng 8/2008 đến tháng 8/2009
Tài liệu đính kèm download
Số lượt đọc: 513 Lượt tải file: 0 Về trang trước Về đầu trang