Tổng số lượng truy cập
417204
Số người online
54
Thông tin nhiệm vụ
Tên nhiệm vụ Nghiên cứu quy trình GAP (Good Agricultural Practices) đối với nhãn xuồng hàng hóa ở tỉnh BR-VT.
Cấp quản lý Cấp tỉnh
Tổ chức chủ trì Trung tâm Nghiên cứu CĂQ miền Đông Nam Bộ
Chủ nhiệm nhiệm vụ TS. Bùi Xuân Khôi
Tham gia chính - ThS. Nguyễn An Đệ
- KS. Nguyễn Thanh Thịnh
- KS. Mai Thị Kim Truyện
- KS. Vũ Mạnh Hà
- KS. Huỳnh Thị Bích Tuyền
- KS. Lê Đại Hiền
- KS. Vũ Thị Hà
- KS. Lê Thị Vân
Mục tiêu nhiệm vụ
Lĩnh vực Khoa học Nông nghiệp
Kinh phí thực hiện 738.844.000 đồng
Kết quả thực hiện (tóm tắt)

1.     Điều tra khảo sát

Đã điều tra 50 phiếu về hiện trạng canh tác theo GAP và 40 phiếu về hệ thống cung ứng sản phẩm nhãn xuồng ở Bà Rịa Vũng Tàu. Ghi nhận đa số nhà vườn chưa tuân thủ theo GAP, mu phân tích đại diện cho kết quả chưa an toàn v dư lượng hóa cht do đó cần nghiên cứu qui trình canh tác an toàn theo GAP.

2. Nghiên cứu quy trình canh tác nhãn xuồng cơm vàng theo GAP

- Thí nghiệm phân NPK

Đã thực hiện 2 thí nghiệm trên 2 vùng đất xám và đất cát. Rút ra được mức phân bón làm tăng năng suất, hiệu quả hiệu quả kinh tế và có thể áp dụng sản xuất sản xuất nhãn xuồng trong giai đoạn kinh doanh theo GAP đối với đất xám là 800 gN + 400 gP2O5 + 1200 gK2O + 30kg phân bò hoai/ cây/ năm; đối với đất cát là 900 gN + 450 gP205 + 1350 gK20 + 30kg phân bò hoai/ cây/ năm.

- Thí nghiệm phân bón lá

Đã thực hiện 2 thí nghiệm thử nghiệm phân bón lá cho 2 giai đoạn (trước ra hoa và, sau ra hoa). Rút ra được công thức phân bón lá làm tăng năng suất, đạt hiệu quả kinh tế cao và áp dụng được theo quy trình GAP ở giai đoạn trước ra hoa là nghiệm thức có tỷ lệ N : P2O5 : K2O = 1:1:3; 1:2:3; 1:3:2 và 1:3:3; ở giai đoạn sau ra hoa các nghiệm nghiệm thức có sử dụng phân bón lá trong đề tài đều có thể áp dụng sản xuất theo GAP.

-Thí nghiệm xử lý ra hoa nhãn xuồng cơm vàng

Rút ra được nghiệm thức phun MKP kết hp tưới nước; phun KNO3 kết hợp tưới nước; hoặc tưới KClO3 kết họp tưới nước làm cho nhãn xuồng cơm vàng ra hoa tập trung với tỷ lệ cao, nâng cao năng suât và mang lại hiệu quả kinh tế cao so với đi chứng đ ra hoa tự nhiên.

- Nghiên cứu phòng trừ sâu đục trái

Kết quả điều tra ghi nhận 100% số vườn điều tra đều bị sâu đục trái gây hại. Tỷ lệ nhiễm giữa các vườn khác nhau và ảnh hướng lớn đến năng suất. Giai đoạn gây hại nặng là 50 ngày (sau đậu trái) trở về sau, đỉnh cao mật số sâu ở vào giai đoạn 70-80 ngày (sau đậu trái).

Kết quả thí nghiệm rút ra được Cypermethril phun 4 lần hoặc Bacillus thuringiensis phun 4 hoặc 5 lần khi cây mang trái và cách ly Cypermethril 14 ngày trước thu hoạch cho hiệu quả phòng trừ cao và an toàn so với các nghiệm thức còn lại. Tuy nhiên Cypermethril phun 5 lần khi cây mang trái và cách ly 7 ngày trước thu hoạch để lại dư lượng trong trái vượt mức cho phép so với ngưỡng của EU.

- Nghiên cứu phòng trừ bệnh thối nâu trái

Kết quả điều tra ghi nhận 100% số vườn điều tra đều nhiễm bệnh thối nâu trái. Tỷ lệ nhiễm bệnh thối nâu trái giữa các vườn khác nhau và ảnh hướng lớn đến năng suất. Giai đoạn trái bắt đầu bị nhiễm bệnh là 50 ngày (sau đậu trái) và tỷ lệ bệnh tăng nhanh đến khi thu hoạch.

Kết quả thí nghiệm rút ra được Metalaxyl hoặc Mancozeb phun 4 lần khi cây mang trái và cách ly 14 ngày trước thu hoạch cho hiệu quả phòng trừ cao so với các nghiệm thức còn lại. Tuy nhiên Metalaxyl và Mancozeb phun 5 lần khi cây mang trái và cách ly 7 ngày trước thu hoạch để lại dư lượng trong trái vượt mức cho phép so với ngưỡng của EU.

-Thí nghiệm độ chín nhãn xuồng cơm vàng

Kết quả thí nghiệm rút ra được thu hoạch càng muộn thì trọng lượng trái càng tăng nhưng số trái/ chùm giảm do bị rụng. Nhãn Xuồng Cơm Vàng thu hoạch ở thời điểm 90 đến 110 ngày (sau hoa nở) cho năng suất cao, chất lượng tốt và giữ ở nhiệt độ phòng được lâu nhất.

-Thí nghiệm bảo quản lạnh nhãn xuồng cơm vàng

Kết quả thí nghiệm rút ra được nhãn xuồng cơm vàng bảo quản sau thu hoạch ở 8°C với thời gian tồn trữ 12-14 ngày giữ được chất lượng, thành phần sinh hóa (đường tổng số, vitamin C) ổn định, tỷ lệ hao hụt trọng lượng và tỷ lệ trái hư hỏng thấp nhất.

Kết quả đề tài đã xây dựng quy trình sản xuất nhãn xuồng cơm vàng theo tiêu chuẩn VietGAP ở Bà Rịa Vũng Tàu.

3. Chuyển giao kỹ thuật

- Xây dựng mô hình canh tác nhãn xuồng theo các tiêu chuẩn GAP

Đã xây dựng 3 mô hình canh tác nhãn xuồng cơm vàng theo EUREP GAP tại Xuyên Mộc. Qua gần 3 năm thực hiện, ứng dụng thử nghiệm qui trình cho thấy mô hình đạt kết quả tốt về năng suất, an toàn về chất lượng sản phẩm. Sản phẩm được nâng cao uy tín và được tiêu thụ ở các siêu thị Metro, Coopmart.

- Tập huấn

Đã tập huấn 4 lp cho nhà vườn và cán bộ nông nghiệp về thực hành sản xuất nhãn xuồng hàng hóa theo GAP tại địa bàn xã Hòa Hiệp (Xuyên Mộc); Láng Dài (Đất Đỏ) và Trung tâm Nghiên cứu Cây ăn quả miền Đông Nam bộ.

- Hội thảo

Hội thảo định hướng phát triển sản xuất nhãn Xuồng ở Bà Rịa Vũng Tàu đã được tổ chức tại Trung tâm Nghiên cứu cây ăn quả miền Đông Nam bộ ngày 23/12/2009 với sự tham dự của Sở Nông nghiệp, Trung tâm khuyến nông, Chi cục BVTV, Phòng nông nghiệp địa phương, các nhà thu mua và nhà vườn.

Thời gian thực hiện 36 tháng, từ tháng 11/2007 đến tháng 11/2010
Tài liệu đính kèm download
Số lượt đọc: 405 Lượt tải file: 0 Về trang trước Về đầu trang