Tên nhiệm vụ | Nghiên cứu sưu tập và gieo ươm một số loài cây gỗ bản địa quý của tỉnh BR-VT. |
Cấp quản lý | Cấp tỉnh |
Tổ chức chủ trì | Hội sinh vật cảnh tỉnh BR-VT |
Chủ nhiệm nhiệm vụ | ThS. Vũ Thị Quyền |
Tham gia chính |
- PDS.TS Trần Hợp - ThS. Trương Mai Hồng
|
Mục tiêu nhiệm vụ |
|
Lĩnh vực | Khoa học Nông nghiệp |
Kinh phí thực hiện | 382.767.984 đồng |
Kết quả thực hiện (tóm tắt) |
Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng: 1. Về số loài sưu tập: Đã chọn cây mẹ và
thu hái giống được 20 loài cây gỗ bản địa quí của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đại diện
cho 02 khu vực rừng là: Khu Bảo tồn Thiên nhiên Bình Châu - Phước Bửu và Vườn
Quốc Gia Côn Đảo. 2. Về đặc điểm sinh lý của hạt Đã
xác định được 06 đặc điểm sinh lý hạt giống của 20 loài cây nghiên cứu; bao gồm:
Độ thuần của hạt, Trọng 1000 hạt (g), Hàm lượng nước ban đầu của hạt (%), Tỷ lệ
nảy mầm (%), Thể nảy mầm (%), Tỷ lệ nảy mầm của hạt sau 1 tháng bảo quản ở điều
kiện tối ưu (nhiệt độ làm mát: 15-20°C). Đây là cơ sở để khẳng định phẩm chất
sinh lý hạt giống của 20 loài cây nghiên cứu. Trong
số 20 loài cây nghiên cứu, có 5 loài cho tỷ lệ nảy mầm ban đầu đạt 100% đó là:
Cẩm liên, Vên vên, sến mủ, Dầu cát và Gõ đỏ; kế đến là các loài cho tỷ lệ nảy mầm
trên 90%, bao gồm: Cườm rắn, Dầu trà beng, Thàn mát hai cánh, Lát hoa, Giáng
hương, Gõ mật, Đinh lá bẹ và Bời lời. Tỷ lệ nảy mầm thấp nhất là Lim vàng
(70%), tiếp đến là Chiêu liêu (71%). Sơ
bộ phân loại nhóm hạt nghiên cứu gồm: nhóm hạt ưa khô (Cườm rắn, Xây lông, Gõ đỏ,
Thàn mát hai cánh, Giáng hương, cẩm lai Bà rịa, cẩm lai vú và Gõ mật); nhóm hạt
ưa ẩm (Cẩm liên, Dầu song nàng, Dầu cát, Dầu côn đảo, Dầu trà beng, Vên vên và
sến mủ); nhóm hạt trung tính có thể gồm: Bời lời, Đinh lá bẹ, Chiêu liêu nước
và Lát hoa. Hai
loài Gõ đỏ và Dầu cát cho tỷ lệ nảy mầm tốt nhất (100%); tỷ lệ nảy mầm từ 90 -
99% gồm: Xây lông, Bời lới nhớt, Dầu trà beng, Dầu côn đảo, Giáng
hương, Vên vên, sến mủ, Cẩm liên, Gõ mật, Thàn mát cánh, Đinh lá bẹ, Cườm rắn;
tỷ lệ nảy mầm trên đồng ruộng thấp nhất là hạt của loài cẩm lai vú (72%), kế đến
là hạt Lim vàng (75%), cẩm lai Bà rịa (77%). Chiêu liêu nước và Dầu song nàng
cùng cho tỷ lệ nảy mầm trên 80%. Thời
gian nảy mầm sớm nhất là 2 ngày và kết thúc ở ngày thứ 4 thuộc về loài cẩm
liên, Dầu cát nảy mầm ở ngày thứ -kết thúc ở ngày thứ 5, Dầu côn đảo nảy mầm từ
ngày thứ 2-kết thúc nảy mầm ở ngày thứ 6, Vên vên nảy mầm ở ngày thứ 2 - kết
thúc nảy mầm ở ngày thứ 8; các loài: Lát hoa, cẩm lai, Giáng hương, Đinh lá bẹ
và Lim vàng đều bắt đầu nảy mầm từ ngày thứ 3 và kểt thúc nảy mầm từ ngày thứ
6-10. Chiêu liêu và Xây lông bắt đầu nảy mầm ở ngày thứ 4; Gõ đỏ và Gõ mật bắt
đầu nảy mầm ở ngày thứ 6. Riêng loài bời lời, do lớp vỏ bọc cứng và dầy nên thời
gian nảy mầm sớm nhất ở ngày thứ 20 và kết thúc nảy mầm ở ngày thứ 40. 4. Về sinh trưỏng của cây con trong vuửn Các
loài cây đều cho khả năng sinh trưởng khá tốt ở, khả năng sinh trưởng rõ nhất
thể hiện rõ từ tháng thứ 6 trở đi, bình quân mỗi tháng, chiều cao cây tăng được
từ 6cm trở lên; đường kính gốc tăng tương ứng >=6mm. Riêng loài Xây lông tỏ
ra không phù hợp với loại giá thể và chế độ chăm sóc theo phương pháp nghiên cứu
của đề tài. Đề
tài đã gieo tạo được là 4.920 cây. Tất cả các cây này đã được trồng xuống đất
trên diện tích l,0ha tại vườn ươm Hòa Long; cây khỏe mạnh, cứng cáp, không bệnh
tật. 5. Xây dựng Hướng dẫn
kỹ thuật xử lý gieo ươm và chăm sóc cây con trong vườn của 20 loài cây nghiên cứu |
Thời gian thực hiện | 36 tháng, từ tháng 10/2008 đến tháng 10/2011 |
Tài liệu đính kèm |