Tổng số lượng truy cập
349248
Số người online
3
Thông tin nhiệm vụ
Tên nhiệm vụ Điều tra đánh giá một số nguồn nước khoáng mới phát hiện tại xã Hoà Bình và Hoà Hưng, huyện Xuyên Mộc tỉnh BR-VT và đề xuất các giải pháp quản lý, khai thác, sử dụng hợp lý
Cấp quản lý Cấp tỉnh
Tổ chức chủ trì Cty TNHH KH&CN Cao Bình Nguyên
Chủ nhiệm nhiệm vụ KS. Hoàng Vượng
Tham gia chính

Nguyễn Văn Thụ

Hoàng Ngọc Cừ

Phan Trần Hải

Nguyễn Đức Thái

Vũ Ngọc Trân

Mục tiêu nhiệm vụ
Điều tra nghiên cứu định danh và đánh giá trữ lượng, chất lượng nước khoáng ở cấp C1 - cấp tương đương giai đoạn thăm dò sơ bộ theo quy định  của ngành Địa chất - Khoáng sản và đề xuất các giải pháp khai thác, sử dụng hợp lý.
Lĩnh vực Khoa học Tự nhiên
Kinh phí thực hiện 787.330.000 đồng
Kết quả thực hiện (tóm tắt)
1. Đánh giá trữ lượng NK: Cấp C1  đạt 151 m3/ngày; Cấp C1+C2  đạt  157 m3/ngày .
2. Đánh giá chất lượng NK: 
-  Áp dụng Các chỉ tiêu định danh và tiêu chuẩn nước khoáng chữa bệnh Việt Nam hiện hành, nước khoáng Hòa Hưng tại HH1 thuộc loại “Carbonic-silic, khoáng hóa thấp”. Nước khoáng tại HH2 – Hòa Hưng thuộc loại nước khoáng “Silic, khoáng hóa thấp”.
 - Theo Quy chuẩn Quốc gia: QCVN 6-1: 2010/BYT và  TCVN 6213: 2004, nước khoáng Hòa Hưng chứa hàm lượng khí CO2 tự do hòa tan từ  492,8 đến 726 mg/l, hàm lượng axit metasilic 130-136 mg/l, nhiệt độ 29-30 0C, tổng khoáng hóa 0,38 - 0,44 g/l, đạt tiêu chuẩn đóng chai giải khát (trước khi đóng chai cần xử lý màu sắc, Ecoli và tổng hàm lượng sắt). Theo các nhà Y học, NK loại này thích hợp cho việc sử dụng ngâm tắm điều trị các bệnh liên quan đến tiêu hóa, thần kinh, khớp, cơ bắp… 
Theo Tiêu chuẩn của nước khoáng của Cộng đồng Châu Âu (EU), NK Hòa Hưng đạt loại “Carbonic - chứa sắt- khoáng hóa thấp - phù hợp với người ăn kiêng”.
3. Đề xuất giải pháp khai thác, sử dụng hợp lý:
So sánh với một số nguồn NK cùng loại, NK Hòa Hưng có đủ điều kiện để khai thác - kinh doanh du lịch sinh thái - ngâm tắm, đóng chai giải khát và nuôi trồng tảo Spirulina.
a. Quy hoạch khu khai thác: 
- Chọn diện tích khu khai thác khoảng 2-5 hecta tại địa điểm các công trình điều tra đã có. Trong đó bố trí văn phòng quản lý công trình khai thác, dây chuyền khai thác - xử lý nước khoáng, dây chuyền sản xuất vỏ chai - đóng chai nước khoáng các loại nồng độ (có ga và không ga tự nhiên), hồ nuôi cấy tảo Spirulina thí điểm và xây dựng các đới phòng hộ vệ sinh, xây dựng hệ thống xử lý nước thải. 
- Trạm bơm - xử lý nước khoáng (xử lý sắt bằng phương pháp cơ học và xử lý vi sinh bằng ozon hoặc tia cực tím) công suất 10 m3/h ; Thiết bị bơm xạc khí CO2 tự nhiên từ giếng khoan được ráp nối liên hoàn vào sau dây chuyền xử lý nước khoáng; Các thiết bị khai thác, xử lý và sạc khi có cùng công suất;
 - Nhà máy lắp đặt dây chuyền sản xuất vỏ chai và đóng chai nước khoáng (50% dung tích loại 1,5 l/chai và 50% loại dung tích 0,5 l/chai) với công suất 5 triệu chai/năm. 
- Tuyến đường ống dẫn nước khoáng và tuyến đường ống dẫn nước thải từ khu quy hoạch khai thác (khu A) đến khu quy hoạch kinh doanh du lịch sinh thái (khu B) . 
b. Quy hoạch khu  kinh doanh du lịch sinh thái - ngâm tắm điều dưỡng sức khỏe:
- Chọn khu du lịch sinh thái có cảnh quan phù hợp thị hiếu. Địa điểm nên ở lân cận hồ Sông Ray, cách xa khu khai thác nước khoáng từ 1,2 đến 3 km. Diện tích khoảng 10-30 hecta. Đặc điểm chính của khu này là đất rừng, đất nông nghiệp, có đồi núi, suối có nước vào mùa khô;
 - Tại khu du lịch sinh thái xây dựng nhiều loại hồ: Hồ bơi – ngâm - tắm, hồ ngâm - tắm và nhiều loại hồ nhiệt độ nước khác nhau;
 - Ngoài quy hoạch xây dựng các công trình ngâm - tắm nước khoáng nên xây dựng các công trình vui chơi khác như vườn thú, hồ cá, câu cá, nhà hàng... .   
c. Quy hoạch nuôi trồng tảo Spirulina thí điểm:
 - Nên xây dựng các hồ nhỏ dưới vài chục m2 trong khu khai thác để tiện quản lý; trong hồ có lắp đặt thiết bị châm hóa chất, thiết bị bơm sục khí carbonic tự nhiên; 
- Thiết kế bộ phận xử lý nước nuôi cấy tảo phối hợp với hệ thống xử lý nước đóng chai nhằm tiết kiệm vốn đầu tư (không sử dụng hai hệ thống xử lý nước riêng rẽ);
- Hóa chất bổ sung nên thí điểm áp dụng theo kết quả tính toán nêu trong báo cáo này.
Thời gian thực hiện Tháng 7/2011 đến tháng 01/2013
Tài liệu đính kèm download
Số lượt đọc: 399 Lượt tải file: 0 Về trang trước Về đầu trang