Tổng số lượng truy cập
437722
Số người online
128
Thông tin nhiệm vụ
Tên nhiệm vụ Xác lập quyền chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm nhãn Xuồng Cơm vàng Bà Rịa – Vũng Tàu
Cấp quản lý Cấp tỉnh
Tổ chức chủ trì Chi cục Phát triển Nông thôn tỉnh BR-VT
Chủ nhiệm nhiệm vụ KS. Nguyễn Tiến Bảy, ThS. Vũ Ngọc Đăng
Tham gia chính

ThS. Nguyễn Anh Quốc

GS. TS Trần Văn Hâu

CN. Nguyễn Hải Dương

                KS. Nguyễn Ngọc Lưu

CN. Nguyễn Thị Thu Thảo

Nguyễn Thành Tâm

Trần Thị Anh Đào

                KS. Trần Thị Hiến
Mục tiêu nhiệm vụ
• Xác lập quyền đối với chỉ dẫn địa lý “Nhãn xuồng cơm vàng BR-VT" được đăng ký bảo hộ SHTT tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam.

• Xây dựng cơ chế quản lý và kiểm soát chất lượng sản phẩm nhãn XCV tỉnh BR-VT.

• Xây dựng các điều kiện, phương tiện và cơ chế phát triển giá trị quyền sở hữu trí tuệ đối với chỉ dẫn địa lý “Bà Rịa – Vũng Tàu" cho sản phẩm nhãn XCV như tem nhãn, bao bì.
Lĩnh vực Khoa học Nông nghiệp
Kinh phí thực hiện 1.127,030 triệu đồng
Kết quả thực hiện (tóm tắt)

3.1. Nội dung 1: Xác lập quyền đối với chỉ dẫn địa lý “Nhãn xuồng cơm vàng BR-VT” được đăng ký bảo hộ SHTT tại Cục Sở hữu trí tuệ VN

3.1.1. Nghiên cứu thị trường

Qua thời gian điều tra, phân tích và đánh giá nhận xét của các đối tượng điều tra về sản phẩm nhãn XCV Bà Rịa – Vũng Tàu bao gồm: thương hiệu, chất lượng, giá cả, đặc thù, tiêu thụ kết quả được thể hiện qua các Bảng 3.1.

Qua kết quả điều tra cho thấy, tất cả người được phỏng vấn đã biết tới nhãn XCV với thời gian rất lâu là trên 10 năm (chiếm 42%), từ 5 đến 10 năm (chiếm 34%), còn lại một số người biết đến dưới 5 năm (24%).Điều này chứng tỏ sản phẩm nhãn XCV Vũng Tàu đã rất phổ biến, có sức lan tỏa, đi vào cuộc sống thường nhật của người dân khu vực Bà Rịa – Vũng Tàu, và các tỉnh khác.

Bảng 3.1. Thời gian biết đến nhãn Xuồng Cơm Vàng Bà Rịa – Vũng Tàu

Thời gian

Số lượng (người)

Tỷ lệ (%)

<5 năm

60

24

Từ 5-10 năm

85

34

>10 năm

105

42

Tổng cộng

250

100

 

6.1.2. Tình hình sử dụng đất, canh tác và chăm sóc nhãn XCV

6.1.2.1. Chất lượng đất

Đặc tính vật lý

Đất trồng nhãn của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thuộc loại đất cát với 83% cát trong khi đất trồng nhãn XCV tại các tỉnh vùng ĐBSCL thuộc loại đất thịt pha sét với tỷ lệ thịt trên 60%. Đất ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có thành phần cơ giới là cát với tỷ lệ cao nên có tỉ trọng và dung trọng lớn nhưng độ xốp lại thấp (Bảng 3.2).Hiện nay cây nhãn XCV được trồng nhiều ở các tỉnh ở miền Đông nam bộ và ĐBSCL. Cây nhãn XCV phát triển tốt ở Bà Rịa – Vũng Tàu vì đất cát, có tầng canh tác sâu nên có thể rễ phát triển mạnh do nhãn là cây có rễ nấm, không có lông hút.

Bảng 3.2. Đặc tính vật lý của đất trồng nhãn ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Vĩnh Long, Bến Tre và Tiền Giang

Tỉnh

Tỉ Trọng

Dung trọng

Độ xốp

(%)

Thành phần cơ giới (%)

Tỷ lệ cát

Tỷ lệ thịt

Tỷ lệ sét

BR-VT

2,72a

1,12a

59,66c

83,15a

11,16c

5,68b

Vĩnh Long

2,41b

0,63c

63,23b

12,70b

47,49b

39,81a

Bến Tre

2,60a

0,76b

66,15a

8,38c

60,49a

31,12a

Tiền Giang

2,76a

0,71b

65,23ab

7,14c

63,38a

29,47a

F

**

**

**

**

**

**

CV (%)

8,23

9,22

5,34

13,82

18,95

31,69

Ghi chú: Trong cùng một cột các số có chữ theo sau giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê theo phép thử Duncan ở mức ý nghĩa 5%, **: khác biệt ở mức ý nghĩa 1%.

 

Đặc tính hóa học

Dựa vào bản đồ đất của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thì đất trồng nhãn ở huyện Xuyên Mộc thuộc ba nhóm: đất xám trên phù sa cổ (X) với 27,1 ha, đất cát (C) với 46,1 ha và đất nâu đỏ trên đá Bazan (Fk) với 5,90 ha. Đất xám ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu nói chung là đất nghèo dinh dưỡng, có thành phần cơ giới cát là chủ yếu, hàm lượng chất hữu cơ thấp. Đặc điểm chính của nhóm đất cát biển là có độ phì nhiêu rất thấp, hàm lượng mùn luôn nhỏ hơn 1%, thành phần cơ giới thô, khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng kém, đất chua, nghèo dinh dưỡng (Quy hoạch phát triển nhãn XCV tỉnh BR-VT, 2012).Đất trồng nhãn ở huyện Xuyên Mộc có độ chua nhẹ (pH=5,07), hàm lượng Al trao đổi và EC thấp nhưng có CEC và hàm lượng carbon hữu cơ cao hơn đất trồng nhãn ở tỉnh Tiền Giang, Bến Tre và Vĩnh Long (Bảng 3.3).

Bảng 3.3. Đặc tính hóa học đất trồng nhãn Xuồng Cơm Vàng ở Bà Rịa – Vũng Tàu, Tiền Giang, Bến Tre và Vĩnh Long

Tỉnh

pH(H2O)

Nhôm trao đổi -  Al3+(mg/kg)

Độ dẫn điện – EC (µS/cm(25oC)

CEC

(cmol(+)/kg)

Hàm lượng Carbon hữu cơ –OC (%)

BR-VT

5,07b

0,77c

18,27c

21,88a

3,33a

Vĩnh Long

6,69a

22,30c

99,62b

17,85b

3,23a

Bến Tre

5,03b

240,05a

252,60a

16,71b

2,60b

Tiền Giang

5,04b

111,40b

64,44bc

17,60b

3,41a

F

**

**

**

**

*

CV (%)

17,90

58,75

86,05

18,21

24,11

Ghi chú: Trong cùng một cột các số có chữ theo sau giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê theo phép thử Duncan ở mức ý nghĩa 5%, **: khác biệt ở mức ý nghĩa 1%, *: khác biệt ở mức ý nghĩa 5%.

Bảng 3.4. Hàm lượng các chất dinh dưỡng trong đất trồng nhãn Xuồng Cơm Vàng ở Bà Rịa – Vũng Tàu, Tiền Giang, Bến Tre và Vĩnh Long

Tỉnh

N tổng số (%)

Hàm lượng P2O5

Hàm lượng K2O

Ca2+tđ (mg/kg)

Mg2+ tđ (mg/kg)

Na+ (mg/kg)

Cl-(mg/kg)

Tổng số (mg/kg)

Dễ tiêu (mg/kg)

tổng số (mg/kg)

dễ tiêu (mg/kg)

BR- VT

0,106b

1.064,7c

819b

866c

567,3a

2,701a

484,0bc

7,63c

84,03b

Vĩnh Long

0,106b

1.630,3b

1.292ab

616c

287,1b

2,332ab

335,7c

86,73b

82,24b

Bến Tre

0,143a

2.298,5a

1.648a

1,500a

651,7a

1,360c

509,8b

230,2a

415,30a

Tiền Giang

0,097b

1.561,9bc

1.113ab

1,228b

591,2a

1,964b

776,1a

86,19b

55,48+

F

**

**

*

**

**

**

**

**

**

CV (%)

27,72

43,70

57,61

33,87

35,73

30,88

39,95

56,47

67,24

Ghi chú: Trong cùng một cột các số có chữ theo sau giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê theo phép thử Duncan ở mức ý nghĩa 5%, **: khác biệt ở mức ý nghĩa 1%, *: khác biệt ở mức ý nghĩa 5%.

6.1.2.2. Chất lượng nước

Chất lượng nước trong các vườn nhãn ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có giá trị pH trung tính, EC thấp hơn nước ở các vườn trồng nhãn ở các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre và Vĩnh Long; hàm lượng cacbon hữu cơ cao tương đương với nước ở Tiền Giang nhưng cao hơn so với nước Bến Tre và Vĩnh Long. Theo Menzel và Waite (2005) thì EC >0,601 dS/m hay tổng số chất rắn hòa tan trong nước >500 mg/L có thể làm giảm năng suất cây nhãn.

Bảng 3.5. Đặc tính hóa học trong nước ở vùng trồng trồng nhãn Xuồng Cơm Vàng ở Bà Rịa – Vũng Tàu, Tiền Giang, Bến Tre và Vĩnh Long

Tỉnh

pH

Độ dẫn điện – EC (µS/cm (25oC)

Hàm lượng cacbon

hữu cơ – TOC (%)

Bà Rịa – Vũng Tàu

6,21d

95,1c

9,38a

Vĩnh Long

8,33a

150,9b

4,21b

Bến Tre

7,11c

142,4b

3,78b

Tiền Giang

7,64b

223,1a

10,33a

F

**

**

**

CV(%)

6.54

21,56

32,04

Ghi chú: Trong cùng một cột các số có chữ theo sau giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê theo phép thử Duncan ở mức ý nghĩa 5%, **: khác biệt ở mức ý nghĩa 1%.

 

Hàm lượng các đạm, lân tổng số, K tổng số và K hòa tan ở mức trung bình nhưng hàm lượng Ca và Mg rất cao so với nước ở các vườn nhãn ở các tỉnh ở ĐBSCL.Nước ở các vườn nhãn ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu là nước ngầm nhưng đất có hàm lượng Ca và Mg cao nên nước ngầm cũng có hàm lượng Ca và Mg cao (Bảng 3.6). Nguồn nước có hàm lượng Ca và Mg cao khác biệt ở các vườn nhãn ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có lẽ cũng góp phần tạo ra sự tính đặc thù cho nhãn XCV Bà Rịa – Vũng Tàu.

Bảng 3.6. Hàm lượng các chất đa lượng trong nước ở vùng trồng nhãn Xuồng Cơm Vàng ở Bà Rịa – Vũng Tàu, Tiền Giang, Bến Tre và Vĩnh Long

Tỉnh

Nts (mg/L)

PO43-ts (mg/L)

P hoà tan (mg/L)

K2Ots (mg/L)

K hòa tan (mg/L)

Độ cứng Ca, Mg (mg/L)

Ca(mg/L)

Mg (mg/L)

BR-VT

0,545c

0,494ab

0,261

4,165b

3,893b

51,20c

7,050a

2,355a

Vĩnh Long

0,987b

0,649a

0,217

5,886ab

4,338b

62,53b

5,005ab

1,058b

Bến Tre

1,773a

0,620a

0,207

3,709b

2,440c

60,56bc

4,514ab

0,591b

Tiền Giang

1,239b

0,299b

0,133

6,970a

5,730a

74,47a

2,687b

0,952b

F

**

*

ns

*

**

**

ns

**

CV (%)

33,76

58,96

88,19

56,51

40,07

22.96

97,72

82.42

Ghi chú: Trong cùng một cột các số có chữ theo sau giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê theo phép thử Duncan ở mức ý nghĩa 5%, **: khác biệt ở mức ý nghĩa 1%, *: khác biệt ở mức ý nghĩa 5%, ns: khác biệt không có ý nghĩa thống kê.

Đất trồng nhãn ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu là đất cát ven biển nên có hàm lượng Na và Cl trong nước ngầm khá cao so với nước trong các vườn nhãn ở tỉnh Tiền Giang, Bến Tre và Vĩnh Long. Tuy nhiên, hàm lượng nhôm, Fe3+ và Mn thấp và không có kim loại nặng As (Bảng 3.14). Kết quả nầy cho thấy ngoại trừ Na và Cl, nước ngầm trong vườn nhãn ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có độc chất rất thấp, ít ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây nhãn đồng thời không có sự xuất hiện của As là độc chất có ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Tóm lại, đất trồng nhãn nhãn XCV ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu với thành phần cơ giới chủ yếu là đất cát, có EC thấp, hàm lượng Ca và Mg cao nhưng nhôm trao đổi thấp là điều kiện cho cây nhãn phát triển tốt, cho năng suất và phẩm chất cao, đặc thù so với các vùng trồng nhãn khác.

Bảng 3.14. Hàm lượng các chất kim loại nặng trong nước ở vùng trồng nhãn Xuồng Cơm Vàng ở Bà Rịa –Vũng Tàu, Tiền Giang, Bến Tre và Vĩnh Long

Tỉnh

Hàm lượng (mg/L)

 

Al3+trao đổi

Fe3+trao đổi

Fe2+ trao đổi

Sắt

Mn

As

Na

Cl-

BR-VT

0,038c

0,575b

0,503b

0,5814

0,046d

-

17,31a

41,030a

Vĩnh Long

0,352b

0,687ab

0,192b

0,2004

0,249b

0,0030

6,04b

7,884c

Bến Tre

0,735a

0,937a

-

0,0147

0,167c

0,0026

8,34b

11,88bc

Tiền Giang

0,540ab

0,156c

2,353a

-

0,319a

0,0032

15,79a

17,29b

F

**

**

**

ns

**

ns

**

**

CV(%)

63,77

55,34

30,51

124,70

34,90

40,06

28,83

60,66

Ghi chú: Trong cùng một cột các số có chữ theo sau giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê theo phép thử Duncan ở mức ý nghĩa 5%, **: khác biệt ở mức ý nghĩa 1%, ns: khác biệt không có ý nghĩa thống kê.

6.1.2.4. Đặc thù về hình thái và chất lượng nhãn Xuồng Cơm Vàng

Giống

Nhãn XCV được trồng khá lâu đời ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và Phường 11, Thành phố Vũng Tàu được xem là nơi khởi phát của giống này. Nhãn XCV trước đây trồng bằng hạt nhưng nhãn là cây thụ phấn chéo nên quá trình canh tác tạo ra sự phân ly rất lớn trong quần thể cây giống ở địa phương. Cây nhãn XCV được biết và phổ biến rộng rãi hiện nay là cây nhãn đầu dòng có hiệu VT20XCV của Ông Tư Chệt (Hình 3.1) đạt giải nhất tại hội thi do Viện nghiên cứu cây ăn quả Long Định tổ chức năm 1997.

Phẩm chất trái

Nhãn XCV trồng ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có độ Brix và đường tổng số thấp nhưng hàm lượng đường khử và vitamin C cao hơn so với nhãn XCV trồng ở các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre và Vĩnh Long Bảng 3.7). Theo đánh giá của nhà vườn trồng nhãn XCV ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thì nhãn XCV ở đây có độ ngọt “thanh” chứ không ngọt gắt như nhãn XCV trồng ở các nơi khác.

Bảng 3.7. Một số đặc tính phẩm trái nhãn Xuồng Cơm Vàng trồng ở tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Tiền Giang, Bến Tre và Vĩnh Long

Tỉnh

oBrix (%)

Đường tổng số (%)

Đường khử (%)

Hàm lượng Acid – TA (%)

Hàm lượng Vitamin C (mg/kg)

BR-VT

20,67c

15,53b

8,26a

0,093

541,6a

Vĩnh Long

23,33a

17,01a

7,44b

0,094

452,6b

Bến Tre

22,47b

16,87a

7,56b

0,091

460,7b

Tiền Giang

22,33b

16,84a

7,12c

0,094

455,8b

F

**

**

**

ns

**

CV(%)

4,41

3,28

3,75

6,94

3,36

Ghi chú: Trong cùng một cột các số có chữ theo sau giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê theo phép thử Duncan ở mức ý nghĩa 5%, **: khác biệt ở mức ý nghĩa 1%, ns: khác biệt không có ý nghĩa thống kê.

 

Hàm lượng chất dinh dưỡng trong trái

Hàm lượng các chất Ca, Mg, Fe, P và K tổng số trong trái trồng nhãn XCV Bà Rịa – Vũng Tàu đều cao hơn trong trái nhãn XCV trồng ở Vĩnh Long, Bến Tre và Tiền Giang. Như vậy, trong điều kiện đất đai và khí hậu tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, nhãn XCV có thành phần các chất dinh dưỡng cao hơn nhãn XCV trồng ở các tỉnh ĐBSCL, đặc biệt là K có hàm lượng cao hơn 1,5 lần so với một số giống nhãn trên thế giới.

Bảng 3.8. Hàm lượng một số chất dinh dưỡng trong trái nhãn Xuồng Cơm Vàng ở tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Tiền Giang, Bến Tre và Vĩnh Long

Tỉnh

Hàm lượng trong thịt trái (mg/kg)

Can-xi

Ma-nhê

Sắt

Phospho tổng số

Kali tổng số

BR-VT

37,35a

109,80a

2,99a

273,0a

2.971a

Vĩnh Long

30,12b

96,00b

2,23b

228,9b

2.442b

Bến Tre

30,52b

96,67b

2,20b

230,7b

2.415b

Tiền Giang

30,08b

97,47b

2,25b

231,9b

2.408b

F

**

**

**

**

**

CV(%)

1,97

3,86

3,36

3,52

2,17

Ghi chú: Trong cùng một cột các số có chữ theo sau giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê theo phép thử Duncan ở mức ý nghĩa 5%, **: khác biệt ở mức ý nghĩa 1%.

Đặc tính trái

Mặc dù khối lượng trái khác biệt không có ý nghĩa so với trái nhãn trồng ở Vĩnh Long và Bến Tre nhưng trái nhãn XCV Bà Rịa – Vũng Tàu có chiều cao và đường kính trái lớn, thịt trái rất dày (>6 mm) và có khối lượng lớn hơn so với nhãn XCV ở Vĩnh Long và Bến Tre, trong khi khối lượng hạt và hàm lượng nước trong thịt trái tương đối giống nhau, khác biệt không có ý nghĩa giữa các vùng. Tóm lại, nhãn XCV Bà Rịa – Vũng Tàu có đặc trưng là trái lớn, cơm dày, thịt trái, tỷ lệ thịt trái nhiều và vỏ có hơi dày so với nhãn XCV ở các tỉnh ĐBSCL.

Bảng 3.9. Hàm lượng một số chất dinh dưỡng trong trái nhãn Xuồng Cơm Vàng Bà Rịa – Vũng Tàu, Tiền Giang, Bến Tre và Vĩnh Long

Tỉnh

Khối lượng trái (g/trái)

Kích thước trái (cm)

Khối lượng hạt

(g)

Thịt trái

Tỷ lệ thịt trái (%)

Vỏ trái

Hàm lượng nước (%)

Chiều cao

Đường kính

Độ dày (mm)

Khối lượng (g)

Khối lượng (g)

Dày vỏ

(mm)

BR-VT

18,8

2,96a

3,39a

3,50

6,28a

11,61a

61,36a

3,70a

1,27

81,84

Vĩnh Long

17,4

2,84b

3,25b

3,51

5,55 b

10,62b

60,98a

3,28b

1,20

80,94

Bến Tre

17,6

2,80 b

3,26 b

3,71

4,96c

10,43b

59,25b

3,46ab

1,18

81,93

F

ns

**

*

ns

**

*

*

*

ns

ns

CV (%)

8,78

3,01

3,61

7,41

11,38

10,77

3,22

10,77

8,96

3,98

Ghi chú: Trong cùng một cột các số có chữ theo sau giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê theo phép thử Duncan ở mức ý nghĩa 5%, **: khác biệt ở mức ý nghĩa 1%, *: khác biệt ở mức ý nghĩa 5%, ns: khác biệt không có ý nghĩa thống kê.

6.1.2.5. Đặc thù về khí hậu

Yếu tố khí hậu là một trong những nhân tố chính ảnh hưởng đến chất lượng trái khi thu hoạch. Mùa vụ thu hoạch nhãn XCV tại Vũng Tàu thường diễn ra từ khoảng tháng 8 kéo dài đến cuối năm, trong cùng khoảng thời gian này nhiệt độ trung bình tại Vũng Tàu và ĐBSCL là không khác biệt tuy nhiên lượng mưa tại Vũng Tàu thường thấp hơn so với Vĩnh Long. Một nghiên cứu tại Quảng Tây, Trung Quốc dựa trên những đặc điểm sinh học cây nhãn, dữ liệu sản lượng và khí hậu, đã kết luận rằngcác yếu tố khí hậu: nhiệt độ, lượng mưa, ngày mưa và ánh nắng mặt trời là những yếu tố ảnh hưởng đến năng suất và phẩm chất trái nhãn.

Bảng 3.10. Yêu cầu khí hâu của cây nhãn nhãn Xuồng Cơm Vàng và điều kiện khí của tỉnh BR-VT và một số tỉnh ở ĐBSCL

Chỉ tiêu

Yêu cầu của cây nhãn XCV

Trạm khí tượng

Vũng Tàu

Tiền Giang

Bến Tre

Vĩnh Long

Nhiệt độ TB (oC)

21-27

26,3

27,0

26,8

27,27

Lượng mưa (mm/năm)

1.300-1.600

1.352

1.430

1.654

1.397

Số tháng mưa (tháng/năm)

5-6

5,50

5,0

5,5

6,0

Ánh sáng (giờ/năm)

>2.000

2.650

2.560

2.340

2.750

Độ ẩm TB năm (%)

70-90

88-90

79,2

83

83,75

 

Nhiệt độ không khí ở tỉnh BR-VTvà tỉnh Vĩnh Long trung bình khoảng 27oC, rất thích hợp cho cây nhãn phát triển. Nhiệt độ thấp từ tháng 12-2 là điều kiện thích hợp cho cây nhãn hình thành mầm hoa và trổ hoa vào tháng 3-4 khi nhiệt độ tăng cao kết hợp với mưa đầu mùa làm cho mầm hoa phát triển. Ở tỉnh BR-VTnhà vườn trồng nhãn không chủ động được nước nên mùa vụ chủ yếu dựa vào điều kiện tự nhiên. Nhiệt độ thấp và khô hạn là hai yếu tố ảnh hưởng đến sự ra hoa của nhãn XCV. Nếu nhiệt độ trong tháng 12-2 cao hay có mưa trái mùa sẽ làm tỷ lệ ra hoa thấp và không đồng loạt.

Lượng mưa trung bình hàng năm từ năm 2008-2013 ở tỉnh BR-VT biến động từ 1.157-1.421 mm, trung bình 1.319 mm (Bảng 3.11). Mùa mưa kéo dài từ tháng 5-10 với tổng lượng mưa gần 85% cả năm, mùa khô từ tháng 12-3, tháng 11 và tháng 4 là tháng giao mùa. Theo số liệu của trạm khí tượng tỉnh Vĩnh Long thì lượng mưa trung bình trong hai năm 2012 và 2013 ở Vĩnh Long là 1.373 mm, mùa mưa tập trung từ tháng 5-10 và mùa khô từ tháng 12-3, tháng 4 và tháng 11 cũng là tháng chuyển mùa nhưng lượng mưa tương đối thấp so với tỉnh BR-VT, điều này có nghĩa là ở tỉnh BR-VT mùa mưa bắt đầu tương đối sớm và kết thúc tương đối muộn hơn so với tỉnh Vĩnh Long.

Độ ẩm không khí tỉnh BR-VT trung bình thấp hơn 5% so với tỉnh Vĩnh Long. Trong mùa mưa độ ẩm không khí ở tỉnh BR-VT biến động từ 78-82% trong khi ở tỉnh Vĩnh Long độ ẩm rất cao biến động từ 86-90%. Nhãn XCV thu hoạch tháng 8-9, là những tháng có lượng mưa lớn như ở tỉnh BR-VT ẩm độ không khí thấp sẽ làm giảm sự gây hại của của bệnh thối trái và thịt trái sẽ ráo hơn.

Tóm lại, điều kiện thời tiết ở tỉnh BR-VT rất thích hợp cho nhãn XCV sinh trưởng và ra hoa nhưng độ ẩm không khí thấp trong thời gian phát triển trái và thu hoạch hạn chế được sự gây hại của sâu bệnh nhất là thối trái và tạo điều kiện cho cơm trái nhãn được ráo hơn.

Bảng 3.11. Đặc điểm khí hậu của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu trung bình từ năm 2008-2013 và tỉnh Vĩnh Long trung bình hai năm 2012 và 2013

Tháng

Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Tỉnh Vĩnh Long

Nhiệt độ TB (oC)

Lượng mưa TB (mm)

Độ ẩm

(%)

Số giờ nắng (giờ)

Nhiệt độ TB (oC)

Lượng mưa TB (mm)

Độ ẩm trung bình (%)

1

26,1

13

77

174

26,0

29

83,5

2

26,4

12

76

237

27,1

5

79,0

3

28,0

111

76

271

28.2

38

79,5

4

28,8

106

77

252

28.7

60

81,5

5

29,3

150

78

223

28,3

140

86,0

6

28,6

179

80

203

27.6

148

88,5

7

28,1

208

81

200

27,1

201

88,5

8

28,2

185

81

212

27,2

170

88,5

9

27,7

177

82

159

26,7

344

90,0

10

27,8

211

82

196

27,4

155

86,0

11

27,5

82

80

186

27,8

60

83,0

12

26,9

15

77

175

26,6

23

80,0

Cả năm

27,8

1.319

79

2.487

27,4

1.373

84,5

 

Tóm lại, qua những kết quả trình bày đặc thù về điều kiện khí hậu, đất đai và đặc thù về hình thái và phẩm chất trái nhãn XCV BR-VT, có thể thấy nhãn XCV BR-VT có những đặc thù về điều kiện thời tiết, đất, nước và đặc điểm của giống như sau:

- Mùa khô kéo dài gần 6 tháng, lượng mưa trung bình tương đối, độ ẩm không khí thấp trong thời gian thu hoạch tạo nên điều kiện đặc thù cho cây nhãn XCV Bà Rịa – Vũng Tàu.

- Đất trồng nhãn XCV BR-VT thuộc loại đất xám và đất cát, độc chất nhôm và na tri thấp nhưng hàm lượng Ca, Mg cao, đặc biệt tỷ lệ Ca/Mg cao (>5) rất thích hợp cho sự phát triển của cây nhãn.

- Nước trong vườn nhãn ở tỉnh BR-VT có hàm lượng độc chất sắt và nhôm thấp nhưng có hàm lượng Ca và Mg cao rất thích hợp sự sinh trưởng giúp cho cây nhãn XCV đạt năng suất và phẩm chất cao.

- Trái nhãn XCV BR-VT có kích thước lớn, vỏ trái hơi dày, thịt trái rất dày (>6mm), khối lượng lớn, tỷ lệ ăn được cao (>60%), hàm lượng chất khoáng như Ca, Mg, P, K và Fe cao; hàm lượng đường khử cao và vitamin C cao làm cho trái nhãn XCV BR-VT có đặc thù về kích thước và phẩm chất.

Trên cơ sở xác định các tính chất, chất lượng đặc thù của sản phẩm nhãn XCV BR-VT, và mối quan hệ hữu cơ giữa tính chất, chất lượng đặc thù sản phẩm với điều kiện tự nhiên, điều kiện canh tác; nhóm nghiên cứu đã xây dựng Bản mô tả tính chất, chất lượng đặc thù, danh tiếng của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý và các yếu tố đặc trưng của điều kiện tự nhiên tạo nên tính chất, chất lượng đặc thù, danh tiếng của sản phẩm.

6.2. Nội dung 2. Xây dựng bản đồ khu vực địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý

Bản đồ đơn vị đất đai và thích nghi được xây dựng hoàn thiện thể hiện các vùng, các thửa đất có cùng đặc tính (như cùng loại đất, cùng địa hình, cùng lượng mưa, khả năng tưới, …) và đáp ứng tốt các điều kiện sinh lý, sinh thái và tiêu chuẩn thích nghi cho cây nhãn XCV sinh trưởng, phát  triển và cho năng suất cao, chất lượng tốt nhất. Bản đồ phân cấp thích nghi đối với từng đơn vị đất đai cho cây nhãn bao gồm 4 mức: S1 – rất thích nghi; S2 – thích nghi vừa; S3 – ít thích nghi; N – không thích nghi).

Bản đồ Quy hoạch nhãn XCV được thực hiện thể hiện những dự báo có liên quan đến phát triển nhãn XCV như: nhu cầu phát triển của từng địa phương, thị trường tiêu thụ, giá cả, thị hiếu người tiêu dùng,… và chủ trương, định hương phát triển cây nhãn XCV của UBND tỉnh BR-VT. Căn cứ vào kết quả xây dựng bản đồ thì để nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của thị trường về loại trái cây đặc sản này, cần tập trung phát triển ở 3 huyện: Tân Thành (35,46%), Xuyên Mộc (29,84%), Đất Đỏ (16,71%) và thành phố Vũng Tàu (15,09%). Bên cạnh đó, với các yếu tố phù hợp với sinh lý sinh thái của cây NXCV của các huyện ven biển, đất cát hoặc đất xám có thành phần cơ giới nhẹ, lượng mưa 1.300-1.600 mm, nhiệt độ trung bình 25-26oC thì các huyện Long Điền, Côn Đảo, Châu Đức vàthành phố Bà Rịa cũng là những vùng có thể phát triển mạnh nhãn XCV.

Kết quả đăng ký chỉ dẫn địa lý nhãn XCV Bà Rịa – Vũng Tàu đạt được chỉ dẫn địa lý cho khu vực: Xã Tóc Tiên, xã Châu Pha thuộc huyện Tân Thành; xã Phước Long Thọ, xã Phước Hội, xã Long Mỹ, xã Lộc An thuộc huyện Đất Đỏ; xã Phước Thuận, xã Hòa Hiệp, xã Bình Châu thuộc huyện Xuyên Mộc; phường 11, phường 12 thuộc thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Với các tính chất đặc thù về điều kiện địa lý như sau:

v  Đặc thù về địa hình

Địa hình khu vực địa lý là các dãy đồng bằng nhỏ hẹp, nghiêng từ Tây bắc xuống Đông nam, độ dốc từ 0o-3o.

v  Đặc thù về thỗ nhưỡng

Thổ nhưỡng của khu vực địa lý chủ yếu là đất cát, cát chiếm 83%. Độ dày tầng canh tác sâu, đất có độ chua nhẹ, hàm lượng pH trung bình là 5,07. Hàm lượng Al3+ và Na+ rất thấp, hàm lượng Ca2+ và Mg2+ cao, tỷ lệ Ca/Mg lớn hơn 5.

v  Đặc thù về khí hậu

Khu vực địa lý có mùa khô kéo dài từ 5-6 tháng, nhiệt độ trung bình năm 27oC. Lượng mưa trung bình năm từ 1.157-1.421 mm, độ ẩm trung bình năm từ 78-82%. Tổng số giờ nắng trong năm trung bình hơn 2.000 giờ/năm.

v  Đặc thù về nguồn nước

Nguồn nước tưới ở khu vực địa lý có giá trị pH trung tính, EC thấp, hàm lượng cacbon hữu cơ cao. Hàm lượng Ca2+ và Mg2+ cao.

6.3. Nội dung 3: Xây dựng cơ chế quản lý và kiểm soát chất lượng sản phẩm nhãn XCV BR-VT

6.3.1. Quy chế quản lý sử dụng chỉ dẫn địa lý “Bà Rịa – Vũng Tàu” đối với  sản phẩm quả nhãn Xuồng Cơm Vàng

Quy chế quản lý sử dụng chỉ dẫn địa lý quy định việc quản lý, sử dụng CDĐL “Bà Rịa – Vũng Tàu” đối với sản phẩm quả nhãn XCV; áp dụng đối với mọi tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc quản lý sử dụng CDĐL “Bà Rịa – Vũng Tàu” đối với sản phẩm quả nhãn XCV. Quy chế này ban hành nhằm mục đích quản lý hiệu quả việc sử dụng CDĐL “Bà Rịa – Vũng Tàu” cho sản phẩm quả nhãn XCV; Hỗ trợ các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh nâng cao hiệu quả, giữ gìn và phát triển uy tín, tăng khả năng cạnh tranh đối với sản phẩm quả nhãn XCV tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

6.3.2. Quy chếkiểm soát chất lượng sản phẩm quả nhãn Xuồng Cơm Vàng gắn chỉ dẫn địa lý “Bà Rịa – Vũng Tàu”

Quy chế kiểm soát chất lượng sản phẩmquy định về trình tự, thủ tục và hướng dẫn thực hiện công tác kiểm tra, kiểm soát chất lượng đối với sản phẩm quả nhãn XCV gắn CDĐL “Bà Rịa – Vũng Tàu”  theo các tiêu chí về tính chất và chất lượng đặc thù đã được công nhận theo Giấy chứng nhận bảo hộ Chỉ dẫn địa lý đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp số 00070 theo Quyết định số 471/QĐ-SHTT ngày 31/01/2019. Quy chế này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc cấp, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện sử dụng CDĐL “Bà Rịa – Vũng Tàu” cho sản phẩm quả nhãn XCV để ổn định và từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm quả nhãn Xuồng Cơm Vàng (XCV) gắn chỉ dẫn địa lý (CDĐL) “Bà Rịa – Vũng Tàu” khi lưu thông trên thị trường, làm nền tảng cho sự phát triển thương hiệu “Nhãn Xuồng Cơm Vàng tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu”.

6.4. Nội dung 4: Đăng ký chỉ dẫn địa lý tại Cục Sở hữu Trí tuệ

Sau khi sản phẩm nhãn XCV Bà Rịa – Vũng Tàu đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận đăng ký CDĐL tại Quyết định số 471/QĐ-SHTT ngày 31/1/2019 thì Quy chế quản lý, sử dụng tem, nhãn gắn chỉ dẫn địa lý “Bà Rịa – Vũng Tàu” cho sản phẩm quả nhãn XCV và Quy chế cấp, thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng CDĐL “Bà Rịa – Vũng Tàu” cho sản phẩm quả nhãn XCV cũng đã được ban hành.

            Quy chế quản lý, sử dụng tem, nhãn gắn chỉ dẫn địa lý “Bà Rịa – Vũng Tàu” cho sản phẩm quả nhãn XCV thống nhất cách thức sử dụng hệ thống tem nhãn gắn CDĐL “Bà Rịa – Vũng Tàu” đối với sản phẩm quả NXCV, để đảm bảo cho công tác kiểm tra, kiểm soát nhằm đáp ứng các tiêu chí về tính chất và chất lượng đặc thù được xác lập quyền theo văn bằng bảo hộ của Cục Sở hữu trí tuệ cấp cho CDĐL “Bà Rịa – Vũng Tàu” đối với sản phẩm quả nhãn XCV; Tạo nền tảng để truy xuất nguồn gốc sản phẩm quả nhãn XCV gắn  CDĐL “Bà Rịa – Vũng Tàu” để từng bước phát triển thị trường, nâng cao giá trị sản phẩm, bảo tồn và phát huy giá trị thương hiệu. Quy chế này quy định việc quản lý, sử dụng hệ thống tem nhãn đối với sản phẩm quả nhãn XCV gắn CDĐL “Bà Rịa – Vũng Tàu” và tổ chức, cá nhân có liên quan đến quản lý, sử dụng CDĐL “Bà Rịa – Vũng Tàu” đối với sản phẩm quả nhãn XCV.

Quy chế cấp, thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng CDĐL “Bà Rịa – Vũng Tàu” cho sản phẩm quả nhãn XCV cũng đã được ban hành để minh bạch hóa hoạt động cấp, thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng CDĐL “Bà Rịa – Vũng Tàu” đối với sản phẩm quả nhãn XCV cho tổ chức, cá nhân, đồng thời đảm bảo cho Chủ sở hữu quản lý hiệu quả CDĐL “Bà Rịa – Vũng Tàu” cho sản phẩm quả nhãn XCV. Quy chế nầy chỉ áp dụng trong hoạt động cấp, thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng CDĐL “Bà Rịa – Vũng Tàu” đối với sản phẩm quả nhãn XCV và áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động cấp, thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng CDĐL “Bà Rịa – Vũng Tàu” đối với sản phẩm quả nhãn XCV.

Thời gian thực hiện Từ tháng 12/2013 đến hết tháng 12/2015 xin phép được gia hạn đến 12/2019
Tài liệu đính kèm download
Số lượt đọc: 439 Lượt tải file: 0 Về trang trước Về đầu trang