Mục tiêu nhiệm vụ
|
1. Nghiên cứu và nhận
diện những đặc điểm văn hoá xã hội truyền thống của BR-VT qua các giai đoạn lịch
sử. Khảo sát thực trạng, nhận diện những đặc điểm, yếu tố, những khía cạnh khác
nhau của sự biến đổi văn hóa xã hội trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại
hóa của Bà Rịa - Vũng Tàu từ khi thành lập tỉnh (1991) đến nay.
2. Trên cơ sở nghiên cứu
trường hợp (case study) - chọn một số cộng đồng dân cư có tính đại diện để tìm
hiểu, mô tả về những biến đổi văn hoá xã hội, qua đó tiến hành so sánh, làm rõ
quá trình biến đổi văn hóa xã hội cũng như hệ quả của nó trong phát triển. Từ
đó, có một cái nhìn tổng thể xã hội về những biến đổi văn hóa xã hội đã và đang
diễn ra ở Bà Rịa - Vũng Tàu
3. Tìm hiểu những yếu
tố, nguyên nhân tác động đến sự biến đổi văn hóa xã hội ở Bà Rịa - Vũng Tàu
trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
4. Góp phần xây dựng cơ
sở lý luận và giải pháp cho việc hoạch định chiến lược phát triển kinh tế - xã
hội, đề xuất chiến lược, chính sách văn hóa tương hợp, tổ chức các hoạt động
văn hóa, hướng đến phát triển văn hóa nông thôn, văn hoá đô thị Bà Rịa - Vũng
Tàu phù hợp với truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc và văn minh hiện đại theo
hướng phát triển bền vững và nhân văn - lấy con người, hạnh phúc con người làm
triết lý của phát triển.
|
Kết quả thực hiện (tóm tắt)
|
Công trình chia thành 5 chương nội
dung:
1. Cơ sở lý thuyết và phương pháp tiếp
cận nghiên cứu những biến đổi văn hóa xã hội ở Bà Rịa - Vũng Tàu.
2. Những biến đổi trong lĩnh vực kinh
tế - xã hội ờ Bà Rịa - Vũng Tàu trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa từ
1991 đến nay
3. Những biến đổi trong đời sống văn
hóa cá nhân, gia đình và cộng đồng
4. Những biến đổi trong hoạt động văn
hóa - nghệ thuật và truyền thông đại chúng
5. Những vấn đề đặt ra trong quá
trình biến đổi văn hóa xã hội - kiến nghị và giải pháp
|