Tổng số lượng truy cập
417164
Số người online
40
Thông tin nhiệm vụ
Tên nhiệm vụ Nghiên cứu, áp dụng hình thức bảo tồn chuyển vị (ex-situ) để phục hồi và bảo tồn loài Trai tai tượng vảy (TriDacna squamosa) tại Côn Đảo
Cấp quản lý Cấp tỉnh
Tổ chức chủ trì Vườn Quốc gia Côn Đảo
Chủ nhiệm nhiệm vụ KS. Nguyễn Đức Thắng
Tham gia chính

TS. Ngô Xuân Quảng

KS. Nguyễn Phùng Hùng

TC. Nguyễn Văn Vững

TC. Nguyễn Duy Thành

Mục tiêu nhiệm vụ
  • Nghiên cứu áp dụng hình thức bảo tồn chuyển vị loài TTTV (Tridacna squamosa) tại vùng biển Côn Đảo, nhằm phục hồi và bảo tồn chúng trong môi trường tự nhiên góp  phần bảo tồn đa dạng sinh học biển và phát triển bền vững ngành Thuỷ sản của Việt Nam
Lĩnh vực Khoa học Nông nghiệp
Kinh phí thực hiện 581.200.000 đồng
Kết quả thực hiện (tóm tắt)

Đề tài đã khảo sát sự phân bố, đặc tính sinh vật học 99 cá thể đã di dời 90 các thể TTTV có kích thước chiều dài vỏ từ >20cm, từ các vùng biển phụ cận đến 03 khu khoanh nuôi phục hồi thực nghiệm, cấu trúc quần thể kích thước dài vỏ khoảng 45 cm có tỷ lệ cá thể chiếm cao nhất trên 35% số lượng quần thể.

Kết quả khảo sát cho thấy mật độ TTTV phân bố tại vùng biển Côn Đảo là 5,33±47,6 cá thể/ha, biến động từ 0 - 20 cá thể/ha. Khu vực biển có sự phân bố cao nhất là quanh hòn Tre Nhỏ với 20 các thể/ha, kế đến là khu vực biển Ông Đụng - Đất Thắm với 9,17 cá thể/ha, vùng biển thuộc vịnh Đầm Tre và Hòn Cau là >6 cá thể/ha. Trong đó số cá thể có SCL lớn hơn 20 cm chiếm 90,9%.

Qua ghi nhận cho thấy mật độ TTTV phân bố tại vùng biển Côn Đảo, trung bình gần 20000 m2 ghi nhận 01 cá thể. Các vùng biển ở xa và ít được lực lượng kiểm lâm kiểm soát có mật độ phân bố TTTV rất thấp. Với số lượng các cá thể TTTV thành thục phân bố trung bình gần 2.000 m2 dẫn đến việc đẻ trứng và phóng tinh trùng khó gặp nhau nên mật độ con non (SCL <20 cm chỉ ghi nhận chiếm 9% tổng số) chiếm tỉ lệ rất thấp điều này cho thấy quần thể TTTV ở Côn Đảo đang mất cân bằng và khả năng tuyệt chủng là rất cao trong tương lai gần. Nếu chúng ta không có giải pháp để phục hồi quần thể TTTV đúng cách và kịp thời.

Tổng số 99 cá thể Trai tai tượng Vảy (Tridacna squamosa) có kích thước chiều dài vỏ (SCL) >20cm, trong số 90 cá thể được ghi nhận trong điều kiện tự nhiên, được di dời vào 3 trạm khoanh nuôi phục hồi tại 3 vị trí khác nhau (bãi Cát Lớn hòn Bảy Cạnh, Đầm Tre và hòn Tre Lớn mỗi khu vực 30 cá thể).

Kích thước chiều dài vỏ (SCL) khi di dời là 44,22±9,58cm, biến động từ 20 - 63cm; chiều rộng vỏ (SCW) là 28,97±7,07cm, biến động từ 13 - 47cm. Trọng lượng (WBD) là 8,57±1,08cm, biến động từ 1 - 20cm.

Tỷ lệ sống >94% sự tăng trưởng SCL của TTTV sau 21 tháng khoanh nuôi phục hồi là 5,40±3,05cm; sau 12 tháng là 2,15±1,55cm. Trong đó:

Sự tăng trưởng SCL của TTTV tại khu khoanh nuôi phục hồi hòn Bảy Cạnh là 6,67±2,56cm/21 tháng và 4,16±1,50cm/12 tháng

Sự tăng trưởng SCL của TTTV tại khu khoanh nuôi phục hồi hòn Tre Lớn là 4,19±3,1 lcm/21 tháng và 1,9l±1,54cm/12 tháng

Sự tăng trưởng SCL của TTTV tại khu khoanh nuôi phục vịnh Đầm Tre là 4,69±2,83cm/21 tháng và 2,27±1,49cm/12 tháng

Kết quả số cá thể di dời về 3 khu khoanh nuôi phục hồi tỷ lệ sống trên 94% số lượng cá thế trong 21 tháng, điều kiện sinh thái của TTTV đang rất thuận lợi giống như ở môi trường tự nhiên. Nên việc di dời về các khu khoanh nuôi để sinh trưởng, phát triển tạo điều kiện thuận lợi cho việc đẻ trứng và thụ tinh được thuận lợi để duy trì phục hồi nguồn giống

Các cá thể sau khi di dời về khu khoanh nuôi phục hồi chúng tôi đã ghi nhận sự tăng trưởng kích thước chiều dài vỏ (SCL) của chúng sau 21 tháng là 5,40cm. Đã ghi nhận 04 cá thể TTTV con tại khu khoanh nuôi hòn Tre Lớn 01 cá thể và Đầm Tre 03 cá thể.

Thời gian thực hiện 35 tháng, từ tháng 11/2014 đến tháng 10/2017
Tài liệu đính kèm download
Số lượt đọc: 499 Lượt tải file: 0 Về trang trước Về đầu trang