Tổng số lượng truy cập
351130
Số người online
19
Thông tin nhiệm vụ
Tên nhiệm vụ Nghiên cứu nhân nhanh invitro gốc ghép để tạo cây giống tiêu ghép có khả năng chống chịu bệnh chết nhanh trên địa bàn tỉnh Bả Rịa - Vũng Tàu
Cấp quản lý Cấp tỉnh
Tổ chức chủ trì Trung tâm Nghiên cứu Cây ăn quả miền Đông Nam bộ
Chủ nhiệm nhiệm vụ ThS. Nguyễn An Đệ
Tham gia chính ThS. Nguyễn Thanh Thủy
ThS. Nguyễn Thanh Thịnh 
KS. Nguyễn Thị Nguyên Vân
ThS. Nguyễn Thị Thúy Bình
KS. Huỳnh Thị Bích Tuyền 
KS. Lê Thị Huyền
KS. Phạm Thị Mười
KS. Đào Thị Ngoan 
Mục tiêu nhiệm vụ
Lĩnh vực Khoa học Nông nghiệp
Kinh phí thực hiện 756.889.000 VNĐ
Kết quả thực hiện (tóm tắt)

1. Khảo sát và tuyển chọn giống tiêu chống chịu Phytopthora làm gốc ghép

- Qua điều tra, khảo sát bằng phiếu soạn sẵn tại các vùng có trồng nhiều tiêu ở Bà Rịa Vũng Tàu và Đồng Nai, đã phát hiện 11 giống tiêu và cây cùng họ với tiêu, trong đó 3 siống được đánh giá ít bị bệnh thối rễ chết nhanh gồm: Piper colubrinum, Trâu Lá Tròn và Trầu (Piper betle); 6 chống chịu bệnh thối rễ chết nhanh mức độ trung bình gồm: Trâu lá dài, Lada Belangtoeng, Panniyua - 1, Karimunda, sẻ lá nhỏ, sẻ lá lớn; 2 giống chống chịu kém bệnh thối rễ gồm Vĩnh Linh 3 chia và Vĩnh Linh 2 chia, không may đây là 2 giống cho năng suất cao và đang được thâm canh phổ biến hiện nay. Trong 3 giống ít bị bệnh thối rễ thì Piper colubrinum và Trâu Lá Tròn có khả năng tiếp hợp được nên đề nghị có thể làm gốc ghép cho tiêu Vĩnh Linh nhằm hạn chế bệnh thối rễ chết nhanh trên giống này.

- 11 giống tiêu phát hiện đã được thu thập hom thân, giâm cành và trồng lưu giữ tại Trung tâm Nghiên cứu cây ăn quả miền Đông Nam Bộ, diện tích 1.000m2. Sau trồng 24 tháng, các giống phát triển mạnh gồm Piper colubrinum, Trâu lá tròn, Trâu lá dài vả Trầu (Piper betle). Tât cả các giống chưa thấy nhiễm bệnh thối rễ.

- Bằng phương pháp khảo sát ngoài đồng và phân cấp mức độ bệnh, kết quả đánh giá cho thấy trong 11 giống tiêu được khảo sát thì giống ít nhiễm bệnh thối rễ là Piper colubrinum, Trâu lá tròn, Trâu lá dài, Lada Belangtoeng, Panniyua - 1 và Trầu (Piper betle), tỷ lệ bệnh thấp dưới 6%; chỉ số bệnh thấp dưới 4%.

- Rễ, thân, lá và đất vùng rễ bị bệnh đã được thu thập, đem phân lập nấm gây bệnh bằng kỹ thuật bẫy nguồn bệnh ở trong đất và cấy nấm bệnh trên môi trường CRA (có bổ sung) theo phương pháp của Ho (1995) và Erwin & Riberio (1996); sau đó định danh nấm gây bệnh theo Leonian (1922); Tsao and Alizadeh (1988), Mchau and Coffey (1995) và Erwin and Ribeiro (1996). Kết quả cho thấy tác nhân chủ yếu gây bệnh thối rễ (chết nhanh) trên tiêu ở Bà Rịa - Vũng Tàu là do nấm Phytophthora capsici gây ra. Nấm Fusarium solani, Phytophthora tropicalis cũng được phát hiện tuy nhiên tần suất rất thấp.

- Qua lây nhiễm nhân tạo nấm Phytophthora capsici trên 11 giống tiêu trong phòng thí nghiệm cho thấy Piper colubrinum và Trâu lá tròn là 2 giống chống chịu tốt nhất với Phytophthora capsici.

- Kết quả đánh giá nhanh trên cây tiêu ghép trong nhà lưới cho thấy P.colubrinum và Trâu lá tròn là 2 giống tiêu có sức chống chịu tốt với P.capsici có thể làm gốc ghép để tạo cây giống tiêu ghép chống chịu bệnh thối rễ chết nhanh.

2.  Nghiên cứu quy trình nuôi cấy mô giống Piper colubrinum và Trâu lá tròn

- Vật liệu là mẫu lá, đốt thân hoặc chồi đỉnh sau khi khử trùng được cấy trên 7 loại môi trường MS có bổ sung Kin, 2,4D, BA, và IBA để tạo mô sẹo; 3 lần lặp lại, mỗi lần lặp lại 5 bình nuôi cấy và 4 mẫu cấy/bình. Kết quả cho thấy trên cả 2 giống P.Colubrinum và Trâu Lá Tròn, mẫu cấy đốt thân hoặc chồi đỉnh không hình thành được mô sẹo trên tất cả các môi trường được thí nghiệm. Trên mẫu cấy là lá non, cả 2 giống P.Colubrinum và Trâu Lá Tròn, môi trường MS* + Kin 1mg/ lít + 2,4D 0,5mg/ lít + BA 2mg/ lít giúp cho mẫu lá tạo được sẹo với tỷ lệ cao nhất, kích thước to nhất và hình thái mô sẹo đáp ứng được yêu cầu tạo chồi.

- Vật liệu là mô sẹo mẫu lá (từ môi trường MS* + Kin 1mg/ lít + 2,4D 0,5mg>/ lít + BA 2mg/ lít) được cấy trên 8 loại môi trường MS có bổ sung BA, IBA, Kin và TDZ để tạo chồi invitro; 3 lần lặp lại, mỗi lần lặp lại 5 bình nuôi cấy, 10 mẫu mô sẹo/ bình. Kết quả cho thấy trên cả 2 giống P.Colubrinum và Trâu Lá Tròn, mô sẹo khi được cấy chuyền trên môi trường MS* + BA 3mg/l + IB A 0,5mg/l + Kin 1mg/1 thì cho kết quả tốt nhất về khả năng tạo số lượng và chất lượng chi so với các nghiệm thức còn lại.

- Vật liệu là cụm chồi (từ môi trường MS* + BA 3mg/l + IBA 0,5mg/l + Kin 1mg/l) được cấy trên 9 loại môi trường MS có bổ sung NAA, Than hoạt tính, IAA, IBA để tạo rễ invitro; 3 lần lặp lại, mỗi lần lặp lại 5 bình nuôi cấy và 5 chồi cấy/ bình. Kết quả cho thấy trên cả 2 giống P.Colubrinum và Trâu Lá Tròn, cụm chồi khi được cấy chuyền trên môi trường MS* + NAA 0,5mg/ lít + Than HT 1g/ lít thì chồi tạo rễ tốt nhất và phát triển được thành cây hoàn chỉnh.

- Cây invitro sau tạo rễ được đưa vào vườn ươm cấy trên 9 loại giá thể khác nhau hỗn hợp từ Đất, Phân hữu cơ và Xơ dừa; 3 lần lặp lại, mỗi lần lặp lại 20 cây. Kết quả cho thấy trên cả 2 giống P.Colubrinum và Trâu Lá Tròn, giá thể Đất + xơ dừa + phân Hữu cơ với tỷ lệ 2:1:1 cho kết quả tốt nhất về sinh trưởng và phát triển cây tiêu invitro giai đoạn thuần dưỡng trong vườn ươm.

3.  Nghiên cứu tuổi gốc ghép phương pháp ghép

Cành ghép giống Vĩnh Linh; gốc ghép 2 và 3 tháng tuổi là cây nuôi cấy mô giống Piper coliibrinum và Trâu lá tròn; 2 kiểu ghép là ghép nêm và ghép áp; 2 loại cành ghép là đoạn cành hoặc chồi đỉnh; kết hợp thành 8 nghiệm thức phương pháp ghép, 3 lần lặp lại, mỗi nghiệm thức 10 cây. Kết quả cho thấy trên cả 2 giống làm gốc ghép (P. colubrinum và Trâu Lá Tròn), với tuôi gôc ghép là 3 tháng, phương pháp ghép nêm đoạn cành (cành ghép là giống Vĩnh Linh) giúp cho tỷ lệ cành ghép sống sau khi ghép đạt cao nhất và khả năng sinh trưởng phát triển cây giống tiêu sau ghép tốt nhất.

4. Xây dựng mô hình phòng trừ bệnh chết nhanh cây tiêu

a)  Mô hình trồng giống tiêu ghép

Đã trồng cây giống tiêu ghép với diện tích 2.000m2 gồm 3 loại cây giống: (1) Giống Vĩnh Linh giâm hom thân (làm đôi chứng); (2) Giống Vĩnh Linh ghép trên gốc ghép P. colubrinum và (3) Giống Vĩnh Linh ghép trên gốc ghép Trâu Lá Tròn. Sau 18 tháng trồng:

- Đối với giống Vĩnh Linh ghép trên P.colubrinum cành ghép phát triển rất nhanh, tán mau định hình, một sô cây đã bắt đầu cho quả; cây tiêu ghép chịu úng tốt hơn, chưa thy triệu chng bệnh héo rũ do thối rễ. Nhược điểm là nhu cầu nước và dinh dưỡng cao hơn tiêu không sử dụng gốc ghép (cần tưới nước thường xuyên khi không mưa và cần nhiều phân bón hơn 20% so với tiêu không ghép). Mức độ tiếp hợp bước đầu cho thấy gốc ghép nàỵ làm cho cành ghép phát triển rất mạnh, có đường kính to hơn so với gốc ghép tại điểm tiếp hợp. Khả năng ra hoa đậu quả và chất lượng hạt tiêu bình thường so với đối chứng Vĩnh Linh không ghép.

- Đối giống Vĩnh Linh ghép trên Trâu Lá Tròn, bước đầu cho thấy ưu điểm là cây sinh trưởng mạnh, chịu hạn tốt, tiếp hợp tốt, tỷ lệ bệnh héo rũ do thối rê thâp (1,07%) khác biệt so với đối chứng trồng tiêu Vĩnh Linh không ghép (4,56%); khả năng ra hoa đậu quả và chất lượng hạt tiêu bình thường.

b) Mô hình canh tác tổng hợp phòng trừ bệnh chết nhanh trên cây tiêu

Đã thực hiện mô hình với diện tích 5.000m2. Qua 2 vụ tác động kỹ thuật, kết quả cho thấy tỷ lệ bệnh héo rũ do thối rê ở mô hình được ngăn chặn ở mức thấp từ 1,98 đến 2,13%, trong khi ở đối chứng tỷ lệ bệnh từ 6,17 đến 8,36%. Chỉ số bệnh cũng cho kết quả tương tự, ở mô hình chỉ số bệnh thấp từ 1,45 đến 1,77%, trong khi ở đối chứng từ 5,73 đến 8,12%. Năng suất ở mô hình cao khác biệt có ý nghĩa so với đối chứng ở cả 2 vụ thu hoạch (tăng 38,9%); mặc dù mô hình đầu tư chi phí nhiều hơn đối chứng nhưng lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận cao hơn so với đối chứng. Qua đó cho thấy những kỹ thuật tác động tại mô hình có hiệu quả tốt và có khả năng nhân rộng trong sản xuất.

5.  Hội tháo đầu bờ phòng trừ bệnh chết nhanh

Đã tố chức 2 đợt hội thảo đầu bờ với 82 nhà vườn và cán bộ địa phương tham dự. Người tham dự hội thảo đã được nghe các báo cáo chuyên đề phòng trừ bệnh chết nhanh trên cây tiêu, báo cáo tham luận của chủ mô hình; tham quan mô hình trồng tiêu ghép và mô hình canh tác tổng hợp phòng trừ bệnh chết nhanh và thảo luận các vấn đề có liên quan.

Thời gian thực hiện 30 tháng (12/2012 - 06/2015)
Tài liệu đính kèm download
Số lượt đọc: 415 Lượt tải file: 0 Về trang trước Về đầu trang