Tên nhiệm vụ | Xây dựng mô hình sản xuất rau ăn lá, rau ăn quả đạt chứng nhận VietGAP tại xã Châu Pha, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu |
Cấp quản lý | Cấp tỉnh |
Tổ chức chủ trì | Trung tâm Nghiên cứu Cây ăn quả miền Đông Nam Bộ |
Chủ nhiệm nhiệm vụ | ThS. Phạm Việt Hải |
Tham gia chính |
ThS. Phạm Thị Mười TS. Mai Văn Trị KS. Đỗ Văn Thịnh ThS. Phạm Việt Hải KS. Lê Quốc Trọng KS. Nguyễn Thị Hạnh KS. Dương Thị Ngọc Hân KS. Chu Thị An KS. Võ Thành Sâm |
Mục tiêu nhiệm vụ |
Mục tiêu chung Góp phần giới thiệu và triển khai sản xuất theo VietGAP và cải thiện năng suất, chất lượng rau ăn lá, quả ở xã Châu Pha, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Mục tiêu cụ thể - Đánh giá hiện trạng sản xuất rau ăn lá, quả theo VietGAP ở xã Châu Pha. - Cải thiện năng suất, chất lượng rau ăn lá, quả thông qua xây dựng mô hình sản xuất rau ăn lá, rau ăn quả đạt tiêu chuẩn VietGAP (5,0 ha). - Nâng cao sự quan tâm và kỹ năng sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP cho các nhà vườn ở xã Châu Pha thông qua đào tạo kỹ thuật viên, tập huấn và hội thảo đầu bờ.
|
Lĩnh vực | Khoa học Nông nghiệp |
Kinh phí thực hiện | 3.156.169.500 đồng |
Kết quả thực hiện (tóm tắt) |
- Khảo sát đánh giá hiện trạng sản xuất rau đối chiếu với tiêu chuẩn VietGAP tại xã Châu Pha. Vườn rau theo tiêu chí VietGAP tại xã Châu Pha cho thấy vùng trồng khá tập trung và nằm trong khu vực được quy hoạch sản xuất rau. Một số chủ vườn trồng rau ở xã Châu Pha có kinh nghiệm trồng, chăm sóc và có tinh thần học hỏi, cầu tiến. Tuy nhiên, để sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP, nhà vườn cần phải bổ sung nhà kho, nhà vệ sinh; nâng cao hiểu biết về phân bón, thuốc BVTV; thay đổi hành vi xử lý rác thải, ghi chép nhật ký sản xuất;…. - Qua phân tích, đánh giá vùng sản xuất rau về đất trồng và nước tưới tại xã Châu Pha cho thấy có thể sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP. - Đã đào tạo 20 kỹ thuật viên làm nòng cốt nắm vững kiến thức, có thể áp dụng tốt trong sản xuất rau ăn lá, quả theo tiêu chuẩn VietGAP và có khả năng hướng dẫn nhân rộng trong sản xuất. - Đã tập huấn kỹ thuật cho 80 nhà vườn và 60 nhà vườn tham dự hội thảo đầu bờ để nhận thức rõ về tầm quan trọng của việc sản xuất rau ăn lá, quả theo tiêu chuẩn VietGAP. - Tổ chức tham quan học tập về mô hình sản xuất rau an toàn đạt chứng nhận VietGAP cho 20 nhà vườn và 05 cán bộ địa phương. - Xây dựng mô hình sản xuất rau ăn lá, quả đạt chứng nhận VietGAP quy mô 5 ha với 20 hộ tham gia tại xã Châu Pha, với năng suất cải xanh tăng 16,29%, mồng tơi tăng 15,32%, bí xanh tăng 25,38%, dưa leo tăng 29,03% so với vườn đối chứng. Nhà vườn được chuyển giao việc sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP. Bên cạnh đó, yếu tố quan trọng là nông dân tham gia mô hình đã hiểu được lợi ích của thực hành nông nghiệp tốt, nâng cao được kỹ năng quản lý vườn cây, nhận thức rõ về an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng. Trong quá trình sản xuất, các cây sinh trưởng, phát triển tốt và lợi nhuận tăng ở mô hình cải xanh 34,25%, mồng tơi 41,28%, bí xanh 74,49%, dưa leo là 65,53% so với đối chứng. - Đã tiến hành đánh giá và cấp giấy chứng nhận VietGAP cho 20 hộ thực hiện mô hình sản xuất rau đạt tiêu chuẩn với quy mô 5,0 ha trong đó có 1,0 ha rau ăn lá; 4,0 ha rau ăn quả. - Thiết kế logo, lập hồ sơ đăng ký nhãn hiệu hàng hóa rau Châu Pha và đã được Cục Sở hữu trí tuệ tiếp nhận theo Quyết định số 103472/QĐ - SHTT ngày 7/12/2020 của Cục Sở hữu trí tuệ (chấp nhận đơn hợp lệ). - Xây dựng sổ tay “Hướng dẫn sản xuất rau ăn lá, rau ăn quả theo tiêu chuẩn VietGAP ở xã Châu Pha”. |
Thời gian thực hiện | 30 tháng, từ tháng 06/2017 đến tháng 11/2019 (được gia hạn đến 4/2021) |
Tài liệu đính kèm |