Tên nhiệm vụ | Điều tra hiện trạng cây thuốc có giá trị tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu làm cơ sở để quản lý sử dụng, bảo tồn và phát triển bền vững |
Cấp quản lý | Cấp tỉnh |
Tổ chức chủ trì | Viện Dược liệu |
Chủ nhiệm nhiệm vụ | TS. Trần Thị Liên |
Tham gia chính |
1.
TS. Trần Thị Liên 2.
CN. Cao Ngọc Giang 3.
PGS. TSKH. Nguyễn Minh Khởi 4.
CN. Nguyễn Thùy Lương 5.
ThS. Nguyễn Xuân Trường 6.
TS. Lý Ngọc Sâm 7.
CN. Ngô Thị Minh Huyền 8.
CN. Nguyễn Minh Hùng 9. ThS. Lê Đức Thanh 10. KS. Trần Đình Huệ 11. ThS. Lê Hồng Sơn |
Mục tiêu nhiệm vụ |
Kết quả
điều tra và đề xuất biển pháp quản lý, bảo tồn khai thác sử dụng bền vững nguồn
tài nguyên cây thuốc tại một số huyện trong tỉnh sẽ được chuyển giao ứng dụng
nghiên cứu khoa học và sản xuất kinh doanh dược liệu nhằm quản lý, bảo tồn,
khai thác và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên cây thuốc tại đây (Sở Y tế, BQL Vườn
QG Côn Đảo, BQL BC thiên nhiên Phước Bửu).
|
Lĩnh vực | Khoa học Tự nhiên |
Kinh phí thực hiện | 1.700,000 triệu đồng |
Kết quả thực hiện (tóm tắt) |
(1) Nghiên cứu đã xác định được tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có 1.199 loài cây thuốc, thuộc 664 chi, 170 họ, 99 bộ, 8 lớp thuộc 6 ngành thực vật cho khu hệ thực vật có giá trị làm thuốc tại 3 địa điểm điều tra là Vườn Quốc
gia Côn Đảo; KBTTN Bình Châu Phước Bửu và rừng phòng hộ Thị xã Phú Mỹ và huyện Đất Đỏ đây là 3 nơi tập trung đa dạng sinh học
cao nhất của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Trong đó số loài
cây thuốc ghi nhận được trong nghiên cứu này là 928 loài, 560 chi, 164 họ, số
loài cây thuốc kế thừa từ các các kết quả nghiên cứu trước là 271 loài. Sự phân bố của các taxon cây thuốc trong 6 ngành là không đều, chủ yếu tập trung ở ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) với 151 họ (chiếm 88,82% tổng số họ), 633 chi (chiếm 95,33% tổng số chi), 1.149 loài (chiếm 95,83% tổng số loài). Ngành Dương xỉ
(Polypodiophyta) với
37 loài (chiếm 3,09%), 26 chi (chiếm 3,92%), 14 họ (chiếm 8,24%), ngành
Tuế (Cycadophyta) với 5 loài (chiếm 0,42%), 1 chi (chiếm 0,15%) và 1 họ (chiếm 0,59%). Ngành Dây Gắm (Gnetophyta) với 3 loài (chiếm 0,25%),
1 chi (chiếm 0,15%),
1 họ (chiếm 0,59%).
Nghành
Thông đất (Lycopodiophyta) với 3 loài
(chiếm 0,25%), 1 chi (chiếm 0,15%), 1 họ (chiếm 0,59%) và cuối cùng là Nghành thông (Pinophyta) với 2 loài (chiếm 0,17%), 2 chi (chiếm 0,30%), 2 họ (chiếm 1,18%). (2)
Ghi nhận 6 dạng sống của cây thuốc. Trong đó, chủ yếu là cây thân Gỗ với 454 loài
(chiếm 50,56%). Ghi nhận 6 nhóm bộ
phận của cây thuốc đã được cộng đồng người dân sử dụng trong đó nhóm cây thuốc sử dụng bộ
phận lá/cành (L) chiếm ưu thế với 390 loài chiếm 43,43%. (3) Các loài cây thuốc tại đây
có khă năng điều trị 20 nhóm bệnh khác nhau. Trong đó nhóm bệnh được chữa trị
có số lượng loài nhiều nhất là nhóm thuốc chữa
bệnh ngoài da cao nhất là 416 loài (chiếm 34,70%). (4) Đặc biệt xác
định được 60 loài cây thuốc quý hiếm thuộc 45 chi, 28 họ, 21 bộ, 4 lớp, 3 nghành thực vật là những
cây thuốc quý hiếm thuộc diện bảo tồn trong Sách đỏ Việt Nam (2007), Danh lục đỏ
Việt Nam (2007), Danh lục đỏ Cây thuốc Việt Nam (2019), nghị định
84/2021/NĐ-CP. (5) Đã thu thập được 908 tiêu bản của 182
loài cây thuốc thuộc 75 họ tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Đã thu được 100 số hiệu mẫu vật của 100 loài cây
thuốc cho tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. (6) Đã xây dựng được bản đồ: Xây dựng 01
bản đồ với tỉ lệ 1:50.000 với 522 tọa độ phân bố của 272
loài cây thuốc dùng vẽ bản đồ được đánh giá ở mức quý hiếm, đặc trưng, trọng
tâm và có khả năng khai thác trong đó có 27 loài nằm trong Sách đỏ Việt Nam
(2007), Danh lục đỏ cây thuốc Việt Nam (2019), trong nhóm II Nghị định số
84/2021/NĐ-CP ngày 22/9/2021. Đã xây dựng được 01 bản đồ phân bố tổng thể (tỉ lệ 1: 100.000) của 22 loài cây thuốc
quý hiếm và bản đồ phân bố riêng cho từng loài tại Côn Đảo. Đã xây dựng 01 bản đồ quy hoạch vùng trồng một
số loại cây thuốc tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. (7) Đã xây dựng được tiêu chí lựa chọn là cây thuốc thiết
yếu là thế mạnh của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Đề xuất 20 cây dược
liệu là thế mạnh của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có thể phát triển trồng trọt. Đề xuất quy hoạch vùng trồng cây thuốc thiết yếu là thế mạnh của
tỉnh tại 03 địa điểm là huyện Côn Đảo, huyện Xuyên Mộc,
huyện Đất Đỏ theo hướng hàng hóa để bảo
tồn và phát triển cây thuốc. (8) Đã đề xuất phương án bảo tồn phát triển và khai thác sử dụng bền vững
các loài cây thuốc có triển vọng trên các vùng phân bố chủ yếu của tỉnh. |
Thời gian thực hiện | 37 tháng, từ tháng 9/2019 đến tháng 9/2022 |
Tài liệu đính kèm |