Tổng số lượng truy cập
349783
Số người online
11
Thông tin nhiệm vụ
Tên nhiệm vụ Nghiên cứu đặc điểm sinh học, thử nghiệm sinh sản nhân tạo, đề xuất giải pháp bảo tồn, phát triển nguồn lợi ốc Vú nàng và Trai Tai tượng tại Côn Đảo, tỉnh BR-VT
Cấp quản lý Cấp tỉnh
Tổ chức chủ trì Viện sinh học nhiệt đới TP. HCM
Chủ nhiệm nhiệm vụ PGS. TS. Bùi Văn Lai
Tham gia chính

- Lại Tùng Quân - Viện Sinh học nhiệt đới

- Nguyễn Văn Tú - Viện Sinh học nhiệt đới

- Trn thị Thanh Thuý - Viện Sinh học nhiệt đới

- Nguyễn Duy - Viện Sinh học nhiệt đới

- Ngô Xuân Quảng - Viện Sinh học nhiệt đới

- Đỗ thị Bích Lộc - Viện Sinh học nhiệt đới

- Nguyễn Tấn Dân - Viện Sinh học nhiệt đới

- Trần cẩm Tú - Viện Sinh học nhiệt đới

- Huỳnh Quang Năng - Viện Khoa học Vật liệu Nha Trang

- Trương Quốc Phú - Đại học cần Thơ

- Nguyễn thị Kim Lan - Phân viện khí tượng thuỷ văn và Môi trường phía Nam

- Trần Văn Minh - Phân viện khí tượng thuỷ văn và Môi trường phía Nam

- Trương Văn Kịch - Phân viện khí tượng thuỷ văn và Môi trường phía Nam

- Trần Thành Công - Đài khí tượng thủy văn Nam bộ

- Bùi thị Hoàng Oanh - Trung tâm Quốc gia giống hải sản Nam Bộ

- Nguyễn Thị Xuân Thu - Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ Sản 3

- Lê Xuân Ái - Vườn Quốc Gia Côn Đảo

- Huỳnh Văn Hùng- Vườn Quốc Gia Côn Đảo

Mục tiêu nhiệm vụ
Lĩnh vực Khoa học Nông nghiệp
Kinh phí thực hiện 613.860.000 đồng
Kết quả thực hiện (tóm tắt)

1.Điều kiện tự nhiên ven biển Côn Đảo

- Ven biển Côn Đảo rất đa dạng về sinh cảnh, có đầy đủ các hệ sinh thái ven biển điển hình, giàu có v tài nguyên đa dạng sinh học. Các hệ sinh thái ở đây còn khá nguyên vẹn (trừ Bên Đầm).

- Chế độ hải văn ở Côn Đảo đặc trưng cho hải văn Nam Biến Đông, phụ thuộc vào chế độ gió mùa. Do có nhiều đảo, nhiều eo ngách, địa hình phức tạp, nên dòng chảy ven bin Côn Đảo rất biến dạng về hướng và vận tốc, ảnh hưởng trực tiếp với sự phân bố của sinh vật sống bám (trong đó có ốc Vú nàng).

2. Đặc điêm môi trưòng ven biên Côn Đảo

- Theo tiêu chuẩn môi trường của Việt Nam, nhìn chung ven biển Côn Đảo chưa bị ô nhiễm hữu cơ. Các chỉ số hoá học nước biển và trầm tích đặc trưng cho ven biển hải đảo.

- Tảo bin ven biển Côn Đảo đa dạng về thành phần loài (trên 300 loài) mật độ khá ổn định (khoảng 7000tb/ml), không chênh lệch theo mùa. Tại đai triều, sự phân bổ và mật độ của tảo bám (khuê tảo) phụ thuộc vào mức ngập triều và địa hình ven bờ, là yếu tố quan trọng quyết định sự phân bố của ốc Vú nàng và nhiều loài động vật sống bám di động.

- Ven bin Côn Đảo có trầm tích bề mặt chủ yếu là cát và cát mịn. Có khoảng 5-7% trầm tích hạt mịn (<200|j,m) dễ bị xáo trộn bởi dòng chảy cục bộ; cùng với tảo đáy, chúng là thức ăn chính của động vật hai mảnh vỏ sống đáy, trong đó có trai Tai tượng.

- Ở Côn Đảo, hơn một thập niên trở lại đây có các sự cố môi trường nghiêm trọng là bão Linda (tháng 10/1997), sự cố tràn dầu (tháng 4/2007) đã gây tổn hại nặng nề lên hệ sinh thái san hô, sinh vật bám.

3. Nguồn li sinh học của ốc Vú nàng và trai Tai tượng ở Côn Đảo

- Đi với ốc Vú nàng (Cellana testudinaria)

+ Ốc Vú nàng chưa phải là đối tượng ghi nhận trong sách Đỏ Việt Nam; tuy nhiên, hiện nay ốc Vú nàng không còn nhiều ở Côn Đảo.

+ Quần th ốc Vú nàng tự nhiên ở Côn Đảo là quần thể trẻ, ít gặp cá thể đạt trên 3,8cm chiều dài (kích thước bắt đầu tham gia sinh sản).

+ Ốc Vú nàng sống ở đai giữa, ăn tảo bám và chất hữu cơ bám trên giá thế, loại thức ăn này rất phong phú tại đai triều này.

+ Ốc Vú nàng có kích thước sinh sản là từ 3,8cm. Trong qun th sinh sản có tương quan giới tính là 1,4/1,6 (đực/cái); chúng sinh sản quanh năm, tập trung vào tháng 11, 12.

+ Các điều kiện tự nhiên và môi trường ven bin Côn Đảo rất phù hợp với loài ốc này.

- Đối với trai Tai tượng (Tridacna squamosa)

+ Trai Tai tượng là đối tượng được đưa vào danh mục Taxon cần bảo vệ (hạng VUA lc, d). Ở ven biển Côn Đảo rất khó tìm thấy đối tượng này nếu không được chỉ dẫn.

+ Ở Côn Đảo, trai Tai tượng sống trên các dải cát trên rạn san hô hoặc trên nền đáy cát ở độ sâu từ 5 đến 15m.

+ Trầm tích và tảo đáy ở đây khá dồi dào và là nguồn thức ăn cho động vật ăn lọc, trong đó có trai Tai tượng.

+ Theo dõi ở 6 cá thể (được quy tập), hàng năm trai Tai tượng tăng 13,5% kích thước và 12,6% khối lượng.

4. Thử nghiệm các giải pháp bảo tồn ốc Vú nàng và trai Tai tượng ở Côn Đảo

- Đã cho đẻ được ốc Vú nàng khi gây sốc bằng phơi nắng, giảm độ mặn, giảm nhiệt độ nước hoặc kích thích bng dịch nghiên tuyến sinh dục con đực (đi với con cái) hoặc kết hợp 2 hoặc 3 yếu tố với nhau. Các thử nghiệm chỉ dừng lại ở mức này: trứng không thụ tinh và sự phát trin v sau chưa theo dõi được.

-Tại đai triều giữa ven bin Côn Đảo, ở bất cứ địa đim nào cũng có thế cấy nuôi ốc Vú nàng. Với số lượng tối thiểu (200 cá thể có kích thước từ 3,8cm), chỉ sau 2 năm, một quần thể ốc Vú nàng hoàn chỉnh được thiết lập với số lượng hàng chục ngàn cá thế.

- Với tốc độ sinh trưởng có được, 6 cá thể trai Tai tượng được quy tập tại Đầm Tre, sau 3 năm (đến tháng 10/2009) sẽ có cá thể đạt kích thước sinh sản và duy trì quần thể.

- Đã thử nghiệm thành công nuôi tảo bám và chế biến thức ăn bám để nuôi ốc Vú nàng. c Vú nàng ăn thức ăn chế biến có tỷ lệ sống và tốc độ sinh trưởng tương đương với ốc Vú nàng ăn tảo bám. Kết quả này được giới thiệu ở mục “Đề xuất quy trình nuôi ốc Vú nàng thương phm”.

Thời gian thực hiện 34 tháng, từ tháng 10/2006 đến tháng 9/2009
Tài liệu đính kèm
Số lượt đọc: 572 Lượt tải file: 0 Về trang trước Về đầu trang