Chủ Nhật, 24/11/2024 |
|
|
|
|
|
đoàn thẩm định công nhận lại ấp văn hóa |
|
Bưởi da xanh Sông Xoài |
|
Bưởi da xanh Sông Xoài |
|
San trường tiểu học PĐP |
|
Trung Tâm VH-HTCĐ xã Sông Xoài |
|
Hợp tác xã bưởi da xanh Sông Xoài |
|
Thanh niên tham gia làm đường NTM |
|
|
|
|
|
Bệnh do virut Zika không khó để phòng ngừa |
11/04/2016 |
|
Thực hiện chỉ đạo của Bộ Y tế, ngành y tế tỉnh đã chuyển từ phương án 1 (phương án phòng chống dịch khi chưa có ca bệnh tại Việt Nam) sang phương án 2 (phương án đối phó với dịch bệnh do vi rút Zika trong trường hợp Việt Nam đã có ca bệnh). Để hiểu rõ hơn về phương án phòng chống dịch bệnh do vi rút Zika mà ngành y tế đang triển khai và các vấn đề liên quan, phóng viên Báo BR-VT đã có cuộc phỏng vấn bác sĩ Hà Văn Thanh, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, chung quanh vấn đề này, như sau:
Y tế dự phòng phát hiện ổ lăng quăng tại một hộ dân trên địa bàn tp. Vũng Tàu
Phóng viên: Thưa bác sĩ, trước tình hình nước ta đã có trường hợp bệnh nhân bị nhiễm bệnh do vi rút Zika, ngành y tế tỉnh đã có phương án như thế nào để đối phó với căn bệnh này?
Bác sĩ Hà Văn Thanh: Theo Bộ Y tế, tại Việt Nam đã có 2 trường hợp bị nhiễm bệnh do vi rút Zika, 1 ở TP. Hồ Chí Minh và 1 ở tỉnh Khánh Hòa.
Đối với tỉnh BR-VT, trước đây UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch phòng chống dịch bệnh do vi rút Zika. Trên cơ sở kế hoạch này, hiện nay ngành y tế triển khai rất chặt chẽ. Đặc biệt chúng tôi đã nâng mức giám sát lên mức độ 2 hay còn gọi là tình huống 2, tức là tình huống đã có ca bệnh. Như chúng ta đã biết, Zika xâm nhập vào môi trường chính qua muỗi vằn, và muỗi này có lưu hành tại BR-VT. Do đó, nguy cơ có ca bệnh thâm nhập lây lan trong cộng đồng là rất cao nếu không được kiểm soát chặt chẽ. Đối với ngành y tế, hiện nay chúng tôi đang triển khai theo hướng dẫn của Bộ Y tế về vấn đề điều trị, tầm soát các trường hợp có thai và giám sát cộng đồng. Sở Y tế cũng chỉ đạo toàn hệ thống dự phòng tiếp tục giám sát, kiểm dịch y tế thông qua cảng biển, thông qua sự phối hợp với Trung tâm kiểm dịch y tế của TP. Hồ Chí Minh để kiểm tra, giám sát chặt chẽ những người đi về từ các nước đang lưu hành dịch hoặc từ TP.Hồ Chí Minh và Khánh Hòa đến BR-VT. Chúng tôi cũng đẩy mạnh việc xét nghiệm và gửi mẫu xét nghiệm lên TP.Hồ Chí Minh khi có trường hợp nghi ngờ từ hệ thống giám sát trong bệnh viện cũng như ngoài cộng đồng.
* Bệnh Zika sẽ gây ra những nguy hiểm như thế nào đối với sức khỏe con người, thưa bác sĩ?
Triệu chứng của bệnh Zika là sốt cao, đau đầu, đau cơ, viêm kết mạc mắt, sốt phát ban, bệnh không nguy hiểm đến tính mạng người bệnh, nhưng lại nguy hiểm đối với phụ nữ mang thai. Những thai phụ mang thai 3 tháng đầu, nếu nhiễm vi rút Zika thì có khả năng thai nhi sẽ có nguy cơ mắc bệnh đầu nhỏ hoặc bệnh viêm đa dây thần kinh. Đây là 2 dị tật rất đáng ngại đối với trẻ nhỏ. Nếu mắc phải dị tật này, nó gây gánh nặng về vấn đề sản khoa, về vấn đề y khoa và ảnh hưởng đến nòi giống của các thế hệ sau này.
* Bác sĩ có khuyến cáo như thế nào đối với người dân trong việc phòng chống bệnh dịch Zika?
Bệnh do vi rút Zika có thể lây qua 4 đường: Muỗi vằn đốt, đường tình dục, đường truyền máu, đường lây truyền từ mẹ sang con. Hiện nay, Việt Nam đã xuất hiện ca bệnh do nhiễm vi rút Zika, BR-VT có đầy đủ các yếu tố thuận lợi để dịch phát tán rộng. Bởi ở tỉnh ta, muỗi vằn gây bệnh sốt xuất huyết còn khá nhiều. Các phương pháp phòng chống bệnh do vi rút Zika cũng không khác gì với sốt xuất huyết. Nghĩa là nên giữ gìn vệ sinh môi trường, diệt muỗi, diệt lăng quăng và tránh để muỗi đốt. Nếu người dân đi từ vùng dịch về và có các dấu hiệu như: sốt, đau đầu, đau cơ, viêm kết mạc mắt thì nên đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn, giám sát, hướng dẫn và điều trị. Đặc biệt, đối với những phụ nữ dự định có thai hoặc đang mang thai không nên đến vùng có dịch bệnh. Nếu đã đến rồi và về có những triệu chứng có liên quan đến vi rút Zika thì phải đến ngay các cơ sở y tế để được khám xét nghiệm, được tư vấn tiền sản và rà soát tất cả các yếu tố gây nên các dị tật đối với thai nhi. Đặc biệt, hiện nay chúng ta đang ở tình huống 2, tức là tình huống có ca bệnh, nên thực hiện theo hướng dẫn của ngành y tế. Khi có những vấn đề liên quan đến dịch tễ của bệnh, khi thấy người thân mắc các triệu chứng của bệnh do vi rút Zika hoặc phát hiện hàng xóm có triệu chứng thì phải thông báo ngay đến y tế cơ sở để phối hợp giám sát ca bệnh, xử lý sớm, tránh dịch lây lan trong cộng đồng. Hiện nay, bệnh do virus Zika chưa có vắc xin phòng bệnh cũng như chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Tuy nhiên, khi mắc bệnh này, đa số các ca bệnh đều nhẹ và các bệnh viện trong tỉnh của chúng ta đều điều trị được. Vì vậy, người dân cũng không nên quá lo lắng.
* Xin cảm ơn bác sĩ! |
baobariavungtau.com.vn |
|
|
|
|
|
|
|
  |
|
|
|
|