1. ĐẶC ĐIỂM CỦA BỆNH
Bệnh tai xanh trên heo là bệnh truyền nhiễm do vi rút gây ra với đặc điểm gây rối loạn hô hấp và sinh sản. Đây là bệnh có khả năng lây lan nhanh, làm chết heo khi kết hợp với các bệnh khác như: dịch tả, phó thương hàn, tụ huyết trùng, suyển, E. coli, liên cầu khuẩn, lở mồm long móng…
Vi rút tai xanh hiện diện trong nước mũi, nước bọt, sữa, phân, nước tiểu, tinh dịch, vi rút có thể lây nhiễm cho heo mọi lứa tuổi, bào thai. Vi rút được bài thải và tồn tại trong cơ thể heo bệnh từ vài tuần đến 7 tháng.
2. CÁCH TRUYỀN LÂY
Vi rút xâm nhập vào cơ thể heo chủ yếu qua đường hô hấp, tiêu hóa, sinh dục và da tổn thương do heo khỏe vận chuyển chung với heo bệnh, tiếp xúc vật dụng bị vấy nhiễm vi rút, phối giống bởi tinh dịch của heo đực giống nhiễm vi rút, vết cắn hoặc kim tiêm, …
3. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG
Heo nái:
Giai đoạn mang thai: sốt 40 – 42oC, biếng ăn, sẩy thai vào giai đoạn cuối (ngày thứ 100 – 105 của thai kỳ), thể cấp tính tai chuyển sang màu xanh, đẻ non, chậm động dục, động dục không bình thường, ho và viêm phổi nặng.
Giai đoạn đẻ và nuôi con:sốt cao, biếng ăn, lười uống nước, mất sữa, viêm vú, đẻ non, phần da mỏng biến màu hồng, lờ đờ, hoặc hôn mê, thai chết non hoặc chết yểu, sinh ra heo con yếu ớt.
Heo con:
Sốt cao (>40oC), gầy yếu, khó thở, phần da mỏng như da bụng, da tai thường có màu hòng hoặc đỏ thẩm. Đôi khi da có có vết phồng rộp, tiêu chảy nhiều, ủ rũ, run rẫy.
Heo cai sữa, heo thịt:
Sốt cao (>40oC), biếng ăn, ho, thở khó, chảy mũi, những phần da mỏng như da gần tai, phần da bụng lúc đầu có màu hồng nhạt, dần dần chuyển thành màu hồng thẩm hoặc tím nhạt.
Heo đực giống:
Sốt, bỏ ăn, lờ đờ, giảm tính hăng hoặc mất tính dục, giảm chất lượng tinh dịch, lượng tinh dịch ít.
4. PHÒNG BỆNH
Mua heo có nguồn gốc rõ ràng và có chứng nhận của cơ quan thú y.
Khu vực chăn nuôi nên có hàng rào cách ly an toàn sinh học.
Nên có chuồng cách ly đối với heo bệnh và heo mới nhập. Con giống mới mua về nên cách ly ích nhất 15 ngày.
Thức ăn chăn nuôi phải có nguồn gốc rõ ràng, thức ăn tận dụng phải được nấu chín.
Đầu các dãy chuồng nên có hố sát trùng.
Tổ chức vệ sinh, thu gom chất thải, rác thải, tiêu độc khử trùng định kỳ 2 lần/tuần trong chuồng, khu vực nuôi và xung quanh trại: phát hoang, khai thông cống rãnh, quét dọn và thu gom chất thải trước khi phun thuốc sát trùng.
Nguồn nước sử dụng chăn nuôi là nước máy, giếng khoan, … đã được sát trùng.
Nên phối giống cho heo bằng tinh dịch có thương hiệu của cơ sở sản xuất.
Toàn bộ xe cộ, dụng cụ chăn nuôi, thức ăn và khách tham quan khi ra vào trại, khu vực chăn nuôi đều phải đảm bảo yêu cầu vệ sinh thú y.
Tiêm đầy đủ các loại vắc xin phòng bệnh như: dịch tả, tụ huyết trùng, phó thương hàn, đóng dấu, lở mồm long móng.
Tiêm vắc xin phong fbeenhj tai xanh và định kỳ kiểm tra huyết thanh đàn heo sinh sản để loại trừ heo mang trùng.
Thường xuyên theo dõi sức khỏe đàn heo và thực hiện các biện pháp phòng bệnh khác theo hướng dẫn của cơ quan thú y.