TRANG CHỦ LIÊN HỆ SƠ ĐỒ WEB PHÔNG UNICODE TÌM KIẾM LỊCH LÀM VIỆC
Thứ Tư, 4/12/2024
Tổng quan về xã
Hoạt động UBND xã
Thủ tục hành chính
Tin hoạt động-KHCN
Sản phẩmDịch vụ
TIN TỨCGương làm kinh tế giỏi
Tài liệu KHCN
Phim KH&CN
Văn bản pháp quy

WEBSITE CÁC XÃ
Trao đổi trực tuyến
vananhvt88
longttkhcn
WEBSITE KHÁC
THƯ VIỆN HÌNH ẢNH
DỰ BÁO THỜI TIẾT

Lượt truy cập: 95935

  TRỒNG TRỌT

  Bệnh vàng lá hại hồ tiêu
24/12/2013

Cây hồ tiêu được xem là cây trồng hàng hóa chiến lược của tỉnh ta, với điều kiện khí hậu và đất đai thuận lợi đã tạo ra sản phâm có chất lượng cao, mang lại thu nhập cho người dân. Tuy nhiên trên cây tiêu thường có nhiều loại sâu bệnh nguy hiểm gây hại, trong đó bệnh vàng lá chết chậm là đối tượng nguy hiểm đã và đang gây hại trên nhiều vườn hồ tiêu hiện nay.

 Hiện tượng vàng lá có thể do nhiều nguyên nhân, cần phân biệt cụ thể các triệu chứng để có biện pháp phòng trừ đúng:

 - Trên những vườn bón phân chăm sóc kém mà nhất là thiếu đạm sinh ra hiện tượng vàng lá, trường hợp này cây thường có biểu hiện còi cọc

- Có trư­ờng hợp bệnh do tuyến trùng gây nên, trư­ờng hợp này rễ bị sư­ng  như­ng không bị thối, cây thư­ờng biểu hiện vàng, sinh trư­ởng kém, hiếm gây chết cây.

- Có trư­ờng hợp bệnh chỉ do nấm gây hại, mà chủ yếu là nhóm nấm thuộc họPythiacea như­: PhytophthoraPythium, thư­ờng gây thối rễ, cây bị nhẹ thường biểu hiện vàng lá, khi bị nặng dẫn đến rụng đốt chết cây. Những khu vực tiêu thoát nư­ớc kém bệnh th­ường bị nặng, trên những chân đất bằng bệnh thường xuất hiện ở các khu vực trũng. Các khu vực đất dốc thư­ờng bị bệnh ở dưới chân dốc, nguyên nhân do nấm thuộc nhóm này là nấm thuỷ sinh, sinh sản nơi có độ ẩm cao và lây lan nhanh theo nguồn nư­ớc

 - Triệu chứng vàng lá còn do rệp sáp gây nên rất dễ nhầm với triệu chứng do bệnh. Tuy nhiên rất dễ phân biệt, nếu do rệp sáp vào mùa khô khi đào rễ thấy xuất hiện rất nhiều rệp sáp, mùa mư­a không thấy rệp sáp như­ng hệ thống rễ đã bị tổn thư­ơng sư­ng to (Còn gọi là rễ bị măng xông) do trong mùa khô cây bị rệp sáp gây hại nặng.

Hiện nay những vườn tiêu bị vàng lá ở tỉnh ta thuộc dạng bị tuyến trùng gây hại sau đó do nhóm nấm bệnh tấn công.

     Triệu chứng bệnh

Trên thân lá: lá bị vàng từ dưới tán vàng lên trên tán, vàng từ trong tán vàng ra, do vậy các lá già thường vàng trước, sau đó héo và rụng, tiếp theo là các đốt rụng.

Bộ phận rễ: Ban đầu nấm tấn công vào đầu chóp rễ, bệnh nặng hơn lớp vỏ ngoài của rễ bị tướp rách, khi bị nặng hệ thống rễ bị thối, mủn, thâm đen. Trên rễ thường có các u sưng và vết chích màu đen do tuyến trùng chích hút dịch cây.

Những cây bị bệnh thường ra hoa đậu quả kém dẫn đến năng suất và chất lượng giảm, sau một thời gian cây bị chết.

 Bệnh thư­ờng bị nhiễm vào mùa mư­a , những ruộng  chăm sóc kém, bón ít phân kali và phân chuồng, tiêu thoát nước trong mùa mư­a kém bệnh th­ường biểu hiện nặng.

Biện pháp phòng trừ

- Nhóm nấm bệnh này và tuyến trùng sần rễ thường lây lan theo nguồn nước vì vậy trên những vườn bị bệnh cần vệ sinh đồng ruộng, gom bỏ toàn bộ thân, lá, rễ những cây bị chết đem đốt.

- Bón phân cân đối, bón thêm phân vi sinh để tăng c­ường các vi sinh vật có ích hoạt động . Dùng các loại phân bón lá tăng cường sự hấp thu để nuôi quả chống hiện tượng rụng quả trong những tháng tới.

- Làm các hệ thống tiêu thoát nư­ớc trong vư­ờn, tránh úng đọng nư­ớc.

 - Sử dụng kết hợp một số thuốc trừ tuyến trùng và trừ bệnh như­:

    + Sử dụng  phân bón hữu cơ đa chức năng SH1 . Trong loại phân bón vi sinh này có xạ khuẩn có khả năng tiêu diệt tuyến trùng và nấm Tricoderma có tác dụng tiêu diệt nấm hại gốc và rễ cây hồ tiêu. Ngoài ra, loại phân bón này còn cung cấp chất dinh dưỡng cho hồ tiêu bởi trong phân có nhóm vi sinh vật có khả năng phân giải lân khó tiêu thành lân dễ tiêu, có vi sinh vật cố định đạm cung cấp đạm cho hồ tiêu. Ngoài ra, còn làm tăng độ mùn, làm đất tơi xốp... 
    + Thuốc trừ tuyến trùng: Nokap 25EC Furazan 3H hoặc Mocap 10G

    + Thuốc trừ nấm Fusarium :Viben C (Benlat C) hoặc Bavistin 50EC.

    + Thuốc trừ nhóm nấm PhytophthoraPythium: Ridomil Gold 68WP, AGRI - FOS 400 .

    + Dùng chế phẩm nấm đối kháng Tricoderma có tác dụng trừ được các loại nấm gây hại vùng rễ.

Trong mùa mưa hiện nay , khi dùng thuốc có thể dùng cần sục để sục thuốc vào đất để hạn chế đứt rễ tiêu ./.

Chi cục bảo vệ thực vật Quảng Trị
In trang Quay lại Lên trên

  
LOGO
Bộ Khoa học và Công nghệ
Bộ Khoa học và Công nghệ


Cổng thông tin điện tử Chính Phủ
Cổng thông tin điện tử Chính Phủ


Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn


Kênh truyền hình nông nghiệp - nông thôn
Kênh truyền hình nông nghiệp - nông thôn


Trang KHCN phục vụ nông thôn
Thông tin tư vấn


bảng giá nông sản
Bảng giá nông sản


Bản quyền thuộc Uỷ Ban Nhân Dân xã Suối Nghệ, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Điện thoại: (064) 3 881 114 - Fax: (84.064) 3 881 114
Đơn vị thiết kế: Trung tâm Tin học và Thông tin KHCN Bà Rịa - Vũng Tàu