Statins làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường ở những người có nguy cơ cao
02/11/2017
Trong số những người dễ mắc bệnh, các statin - thuốc giảm cholesterol phổ biến - có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 lên 30%. Những phát hiện mới này chắc chắn sẽ tạo ra cuộc tranh luận.

Statins làm giảm cholesterol bằng cách làm giảm quá trình sản xuất cholesterol trong gan. Để làm giảm cholesterol, nó ức chế một enzyme tham gia vào quá trình sản xuất cholesterol có tên là hydroxy-methyl-glutaryl-coenzyme A reductase.

Statins là một trong những loại thuốc được kê toa rộng rãi nhất ở Hoa Kỳ.
Trong khoảng năm 2011-2012, hơn ¼ người trưởng thành ở Mỹ trên 40 tuổi dùng thuốc hạ cholesterol. Phần lớn các loại thuốc được kê là statin.

Ngoài công dụng hạ cholesterol của nó, thuốc statin cũng có những tác dụng kháng viêm và mất cân bằng oxi hóa. Hơn nữa, sẽ không có gì đáng ngạc nhiên nếu statin hỗ trợ làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, các bằng chứng cho thấy, việc sử dụng statin lâu dài có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2. Nghiên cứu đầu tiên đề cập đến tác động tiềm ẩn này đã được xuất bản vào năm 2008.

Từ đó đến nay, nhiều phân tích meta cũng đã được thực hiện. Một vài nghiên cứu đã cung cấp thêm các bằng chứng cho thấy mối liên quan giữa việc sử dụng statin và bệnh đái tháo đường tuýp 2, tuy nhiên có một số nghiên cứu vẫn còn hồ nghi về mối liên hệ này do đó vẫn chưa được tìm thấy một câu trả lời dứt khoát cho vấn đề này.

Tiếp tục cuộc tranh luận về mối liên quan giữa bệnh tiểu đường và statin
Nhiều nghiên cứu trước đó chỉ ra mối liên kết tuy nhiên không rõ rệt để khởi động các cuộc điều tra mối liên quan giữa bệnh tiểu đường và statin; trọng tâm chính của họ là các vấn đề liên quan đến tim mạch. Do số ca bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường trong các nhóm thí nghiệm tương đối thấp, nên rất khó để làm rõ những nguy cơ có liên quan.

Vì vậy, để có một cái nhìn mới về những ảnh hưởng lẫn nhau này, các nhà nghiên cứu Trường Đại học Y khoa Albert Einstein, New York đã quyết định tập trung sự chú ý của họ vào một nhóm người có nguy cơ cao đang dùng statin và tập trung đặc biệt vào bệnh đái tháo đường týp 2. Các kết quả thu được đã được xuất bản trong tạp chí BMJ Open Diabetes Research and Care mới đây.

Nhóm nghiên cứu đã sử dụng các dữ liệu từ Nghiên cứu Kết quả Chương trình Phòng chống Tiểu đường Hoa Kỳ (DPPOS). DPPOS là đối tượng nghiên cứu tiếp theo cho một thử nghiệm lâm sàng kéo dài liên quan đến những người béo phì hay thừa cân có nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường týp 2.

Nghiên cứu đầu tiên đã xem xét liệu giảm cân bằng cách thay đổi lối sống hay điều trị bằng metformin (thuốc điều khiển lượng đường trong máu cao) có công dụng làm giảm hoặc trì hoãn bệnh tiểu đường tuýp 2 ở những người có nguy cơ cao.

Một khi nghiên cứu này kết thúc, người tham gia nghiên cứu được mời tham gia vào DPPOS. Hàng năm, những người tham gia được kiểm tra đo huyết áp và lượng chất béo trong máu, và cứ mỗi 6 tháng sẽ tiến hành đo lượng đường huyết. Những người sử dụng thuốc statin sẽ đã được ghi lại.

Dữ liệu thu từ 3.234 người tham gia đã được tiến hành phân tích. Khi bắt đầu thử nghiệm, chỉ có 4% số người tham gia dùng thuốc statins, nhưng sau 10 năm có khoảng 1/3 số người đã dùng thuốc. Phần lớn là dùng thuốc simvastatin hoặc atorvastatin.

Đã tìm ra nguy cơ gây bệnh của Statin
Mặc dù khả năng kê đơn thuốc statins tăng lên sau khi họ được chẩn đoán bị bệnh tiểu đường, tuy nhiên việc sử dụng statin cũng liên quan đến nguy cơ gia tăng bị bệnh tiểu đường. Sự liên quan này có ý nghĩa quan trọng, không kể nhóm điều trị mà những người tham gia đã tham gia trong thời gian thử nghiệm trước đó.

Nhìn chung, so với những bệnh nhân không dùng statins, những người dùng thuốc này có liên quan đến sự gia tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2 lên 36%.

Mặc dù những người tham gia đã được kê đơn thuốc statins có mức đường huyết cao hơn vào thời điểm ban đầu, sự khác biệt này không đủ để giải thích tỉ lệ mắc bệnh tiểu đường cao hơn.

Để thăm dò thêm mối quan hệ này, nhóm phân chia các dữ liệu statin thành statin có hiệu lực cao và thấp. Tuy nhiên, họ không tìm thấy sự khác biệt đáng kể giữa các rủi ro trong các nhóm này.

Các tác giả cũng nhanh chóng đề cập những thiếu hụt của nghiên cứu này đó là: nghiên cứu mới chỉ quan sát, và như thế nguyên nhân và hậu quả không được tách rời. Đồng thời, các đơn thuốc statin dựa trên đánh giá của bác sỹ và do đó người tham gia không được phân ngẫu nhiên. Cuối cùng, không có thông tin chính xác về liều statin để phân tích.

Cuộc tranh cãi liên quan đến mối quan hệ giữa statins và bệnh tiểu đường chắc chắn không nhiều. Tuy nhiên, do tình trạng sử dụng statin và bệnh tiểu đường rất phổ biến ở Hoa Kỳ nên điều quan trọng là cần thu thập càng nhiều thông tin càng tốt về bất kỳ sự tương tác nào.

 

 


Số lượt đọc: 977 Về trang trước Về đầu trang
Các tin khác