Truy xuất nguồn gốc
Tiên phong trồng dưa lưới trong nhà màng trên địa bàn huyện, HTX Nông nghiệp Đồng Tâm 3, xã Thường Thắng chú trọng đăng ký mã số, mã vạch, truy xuất nguồn gốc sản phẩm ngay từ vụ đầu.
Theo đó, tem nhãn được gắn vào sản phẩm khi bán ra thị trường. Người tiêu dùng chỉ cần dùng điện thoại thông minh quét mã vạch ở mặt ngoài của tem sẽ rõ các nội dung gồm: Thời điểm xuống giống, quy trình chăm sóc và địa chỉ sản xuất.
Ông Nguyễn Văn Nghiệp, Giám đốc HTX Đồng Tâm 3 cho biết: “Với tem nhãn rõ ràng, hơn 6,5 tấn dưa lưới của HTX được doanh nghiệp bao tiêu toàn bộ với giá gần 40 nghìn đồng/kg. Qua khảo sát, người tiêu dùng tin tưởng, yên tâm sử dụng vì nắm đầy đủ thông tin về sản phẩm”.
Từ thành công đó, năm nay, HTX tiếp tục liên kết, ký hợp đồng với Cty Cổ phần Nông sản Phủ Quỳ (Hà Nội) trồng dưa lưới công nghệ cao. Dưa xuống giống vào các thời điểm khác nhau, bảo đảm cho thu hoạch gối lứa, bình quân khoảng 80 - 100kg quả/ngày. HTX không sử dụng thuốc BVTV mà bón phân vi sinh, hữu cơ cho dưa.
Thăm nhà màng trồng dưa vào thời điểm này, chúng tôi thấy có luống quả to, tròn, chuyển màu vàng sắp được hái, kế đó là luống công nhân đang thụ phấn cho hoa và khu vực cây bắt đầu leo giàn. Nơi sản xuất có gắn camera để đối tác giám sát, kiểm tra quy trình chăm sóc bất cứ lúc nào. Hai bên thỏa thuận, sản phẩm có giá bán tối thiểu 40 nghìn đồng/kg.
Bà Lê Na, Phó Giám đốc Cty Phủ Quỳ nói: “Hiện nay, người tiêu dùng, nhất là tại thị trường cao cấp rất chú trọng đến sản phẩm có bao bì, nhãn mác. Vì vậy, các mặt hàng mà đơn vị cung ứng đều phải bảo đảm nguồn gốc rõ ràng. Điều này đồng nghĩa là sản phẩm có tem nhãn thường đem lại giá trị cao, dễ bán”.
Ngoài dưa lưới, bánh chưng Vân, thịt lợn hữu cơ cũng được gắn tem truy xuất nguồn gốc. Riêng quý III năm nay, HTX Nông nghiệp Đồng Tâm 3 gắn tem, tiêu thụ khoảng 1 vạn chiếc bánh ra thị trường trong và ngoài tỉnh, doanh thu khoảng 500 triệu đồng. HTX đang bàn bạc với hệ thống Big C miền Bắc, tiến tới đưa bánh vào hệ thống siêu thị.
Trước đó, các sản phẩm của Hiệp Hòa như rau cần Hoàng Lương, bưởi Diễn Lương Phong, gạo nếp cái hoa vàng Thái Sơn đã có nhãn hiệu, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH-CN) cấp chứng nhận bảo hộ độc quyền. Phòng NN-PTNT huyện đánh giá, sau khi được bảo hộ, đa phần các sản phẩm có giá bán cao hơn so với mặt hàng thông thường cùng loại.
Cải thiện hạ tầng, mở rộng thị trường
Đến nay, toàn huyện có 10 sản phẩm được bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa, gắn tem truy xuất nguồn gốc. Cùng với xây dựng thương hiệu, công tác quản lý nhãn hiệu được huyện, chủ sở hữu chú trọng.
Đơn cử, để tránh tình trạng lấy tem của HTX gắn vào sản phẩm khác trục lợi, HTX Nông nghiệp Đồng Tâm 3 giám sát chặt chẽ việc dán tem. Lượng tem cấp ra tương ứng với số sản phẩm, trường hợp vượt quá tem do HTX dán, phần mềm trên máy tính sẽ cảnh báo để chủ cơ sở rà soát. Đơn vị chuyên môn của huyện tích cực tuyên truyền, kiểm tra, giám sát việc sử dụng tem nhãn cho sản phẩm.
Xác định xây dựng thương hiệu sản phẩm có vai trò quan trọng góp phần nâng cao giá trị, tăng sức cạnh tranh của nông sản, từ nay đến năm 2020, huyện ưu tiên dành kinh phí bảo hộ nhãn hiệu sản phẩm. Trong đó, lựa chọn một số mặt hàng chủ lực có lợi thế so sánh của địa phương như gà giống, thịt lợn, rau... để từng bước bảo hộ nhãn hiệu. Giai đoạn 2017-2018, đăng ký nhãn hiệu tập thể gà sinh sản, thịt lợn hữu cơ; nhãn hiệu quản lý bưởi Hiệp Hòa; năm 2018-2020 triển khai trên một số rau, củ khác.
Ông Ngô Tiến Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện Hiệp Hòa cho biết: “Để hoàn thành mục tiêu đề ra, huyện trích kinh phí hỗ trợ xây dựng kết cấu hạ tầng SX; tổ chức xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm tại thị trường lớn thông qua kênh tiêu thụ là chợ đầu mối, hệ thống siêu thị”.
Cùng đó, coi trọng nâng cao chất lượng sản phẩm bằng ứng dụng công nghệ cao như: SX trong nhà màng, nhà lưới, áp dụng quy trình VietGAP; đồng thời tăng diện tích nhằm bảo đảm có sản lượng đủ lớn, phát huy giá trị sau bảo hộ. Huyện hỗ trợ cứng hóa 3,5km kênh mương, lựa chọn chế phẩm xử lý môi trường đất và nước để hình thành vùng SX rau cần Hoàng Lương với quy mô 180ha, trong đó 100ha theo tiêu chuẩn VietGAP. Mở rộng diện tích lúa nếp cái hoa vàng ở xã Thái Sơn, Mai Trung tại cánh đồng đã dồn điền đổi thửa. Nâng cao chất lượng 130ha bưởi hiện có của các xã Lương Phong, Ngọc Sơn thông qua xây dựng quy trình thâm canh theo hướng VietGAP, ứng dụng chế phẩm sinh học, biện pháp phòng trừ sâu bệnh. Chăn nuôi an toàn sinh học, từng bước đưa cơ sở ấp nở gia cầm tại huyện đạt khoảng 5 triệu con giống/năm, trở thành trung tâm cung cấp giống của tỉnh.
- HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN XÃ TAM PHƯỚC TỔ CHỨC KỲ HỌP THỨ SÁU- HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN (HĐND) XÃ KHÓA V, NHIỆM KỲ 2021- 2026 (20/07/2023)
- Công khai phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng xã Tam Phước đến năm 2030 (28/11/2022)
- Công khai Kế hoạch sử dụng đất năm 2022 của huyện Long Điền (25/04/2022)
- KẾ HOẠCH KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2022 (06/01/2022)
- Kế hoạch lựa chọn nhà thầu dự án Hệ thống giao thông thông minh, giám sát tự động bằng Camera trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. (Giai đoạn 2) (30/11/2021)
- Kế hoạch lựa chọn nhà thầu công trình Cải tạo sân vườn hiện hữu thành sân thể thao ngoài tròi trường THPT Minh Đạm, xã Phước Hưng huyện Long Điền. (30/11/2021)
- Kế hoạch lựa chọn nhà thầu công trình Cải tạo, nâng cấp hội truòng Trung đoàn Minh Đạm, xã Tam Phuóc, huyện Long Điền. (01/11/2021)
- Kế hoạch lựa chọn nhà thầu dự án: Đường quy hoạch số 20 thị trấn Long Điền, huyện Long Điền. (04/10/2021)
- chủ trương đầu tư công trình: Tuyến mương nội đồng từ đập cầu Bà Nghè đến giáp mương Suối Tía, ấp Phước Hưng, xã Tam Phước, huyện Long Điền (01/10/2021)
- Về chủ trương đầu tư công trình: Tuyến mương thoát nước cạnh đất nhà bà Lê Bảo Anh, xã Tam Phước, huyện Long Điền (10/09/2021)