Từ đó, đòi hỏi người trồng tiêu phải gia tăng đầu tư nhằm hạn chế suy giảm năng suất dưới áp lực của bệnh hại. Tuy nhiên, từ khi trồng đến khi thu hoạch cây tiêu phải mất gần ba năm nên để đất trống thời gian rất dài, gây lãng phí và có khi đẩy người trồng tiêu vào thế bấp bênh.
Vì vậy, việc tìm một loại cây trồng nhằm hạn chế lãng phí đất, nhưng dễ trồng, mang lại thu nhập cho người nông dân trong thời gian chờ có thu nhập từ cây tiêu, tạo thu nhập “kép” là điều rất cần thiết mà nhiều bà con nông dân ở khu vực Đông Nam bộ mong đợi.
Trước thực trạng đó, mô hình trồng tiêu xen đu đủ ruột vàng đã được Cty TNHH East West seed (Hai mũi tên đỏ) nghiên cứu và thử nghiệm trên các mô hình từ năm 2014 đến nay. Sau 1 - 2 năm đánh giá mô hình đã cho kết quả rất khả quan và đang được nhân rộng trên địa bàn các tỉnh như Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương...
Anh Nguyễn Văn Nam ở xã Xuân Phú, huyện Xuân Lộc, Đồng Nai trồng 1ha tiêu. Khi cây tiêu ở năm thứ 2 thì anh Nam trồng xen 1.000 cây đu đủ Sinta của Hai mũi tên đỏ. Cây đu đủ sau 3 tháng được cho đã tạo tán và trở thành cây tạo bóng mát che phủ cho cây tiêu bên dưới, giúp giảm diện tích cây tiêu chết héo vì nắng. Nhờ vậy, khả năng phát triển cây tiêu ổn định hơn. Sau trồng 7 tháng, cây đu đủ bắt đầu thu hoạch và thời gian thu hoạch kéo dài hơn 1 năm, năng suất trung bình đạt 70 - 100 kg/cây, với giá bán thương lái ký kết thu mua ban đầu là 4.000 đ/kg, gia đình anh Nam có thêm thu nhập hơn 300 triệu đồng từ cây đu đủ. Với mô hình này, sau khi trừ chi phí, thu nhập từ cây đu đủ của anh đạt hơn 250 triệu đồng, đây là giá trị cộng thêm đáng kể cho vườn tiêu chuẩn bị vào vụ khai thác.
Tương tự, anh Phạm Văn Thuận ở xã Xuân Sơn, huyện Châu Đức, Bà Rịa - Vũng Tàu đưa 2ha cây tiêu trồng xen với 2.000 cây đu đủ Sinta. Sau 1 năm rưỡi chăm sóc và thu hoạch, đu đủ mang lại cho anh thu nhập hơn 400 triệu đồng.
Anh Thuận cho biết bên cạnh tận dụng khoảng đất trống khi cây tiêu còn nhỏ để trồng đu đủ, giống Sinta còn kháng được virus rất tốt nên trái đẹp, thương lái ưa chuộng, giá bán cao hơn các giống đu đủ khác trên thị trường. Đặc biệt, việc sử dụng chung thuốc bảo vệ thực vật, phân bón giữa cây đu đủ và hồ tiêu cũng giúp anh Nam tiết kiệm một phần nào chi phí và công chăm sóc.
- Sơn La; Trồng chanh leo, nhìn đâu cũng thấy trái, ông nông dân người Mông thu hàng trăm triệu (12/11/2020)
- Độc đáo dưa chuột thơm mùi dứa (13/05/2019)
- Phòng trừ bệnh đạo ôn cổ bông và lem lép hạt lúa Đông Xuân hiệu quả nhất (18/02/2019)
- Chuyển đất ruộng chuyên màu sang trang trại cây ăn quả, thu 500 triệu đồng/năm (04/01/2019)
- Trồng nấm bào ngư xám lãi hơn 1 triệu đồng/ngày (05/12/2018)
- Tiềm ẩn nhiều nguy hiểm khi dùng thuốc diệt cỏ bừa bãi (03/12/2018)
- Bỏ cà phê trồng cam lòng vàng, "bắt" đất dốc "đẻ" cả tỷ bạc (03/12/2018)
- Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật “6 đúng”: Dân khỏe, ruộng sạch (03/12/2018)
- Bệnh chổi rồng hại nhãn và cách phòng trị (01/12/2018)
- Quản lý tính kháng của rầy nâu hại lúa (30/11/2018)