UBND xã Diên Điền đã quy hoạch vùng chăn nuôi gần núi, cách xa khu dân cư với tổng diện tích khoảng 20ha tại đồng Bà Thìn (thôn Trung 3) và Gò Xã 2 (thôn Đông 1 và thôn Đông 2).
Ông Đặng Minh Sâm, Chủ tịch Hội Nông dân xã Diên Điền cho biết, tổng đàn gà toàn xã lên đến hàng chục ngàn con, chủ yếu nuôi giống gà ta Minh Dư (Bình Định). Trong đó, có 4 hộ nuôi với quy mô từ 4.000 - 10.000 con và 5 hộ nuôi với quy mô từ 2.000 - 4.000 con, còn lại nuôi vài trăm con.
Theo ông Sâm, nuôi gà thịt không chỉ giúp nông dân ổn định cuộc sống, mà còn tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động tại địa phương. Đối với các hộ nuôi với quy mô lớn, hàng ngàn con/lứa, cho thu lãi trên 100 triệu đồng/năm.
Dẫn chúng tôi tham quan các trang trại nuôi gà thịt nằm gần bìa núi ở thôn Trung 3, ông Sâm cho biết thêm, nuôi theo hướng tập trung, xa khu dân cư nên công tác quản lý và giữ gìn vệ sinh môi trường luôn được đảm bảo.
Về kỹ thuật nuôi gà thịt, các hộ chăn nuôi đều nắm vững, nhiều hộ nuôi giỏi, song khó khăn đối với họ đó là đầu ra tiêu thụ sản phẩm chưa ổn định và thiếu vốn đầu tư để nhân rộng mô hình. Điển hình là gia đình ông Nguyễn Tuân nuôi quy mô đàn trên dưới 15.000 con. Dù nuôi gà giỏi, tỷ lệ hao hụt thấp nhưng sản phẩm gà thịt của nhà ông nhiều lúc vẫn “bí” đầu ra.
Theo ông Tuân, hiện ông nuôi theo hình thức "cuốn chiếu", công suất đạt từ 8 - 9 lứa/năm. Mỗi lứa ông xuất ra thị trường từ 3.000 - 5.000 con gà thịt, cho lãi bình quân khoảng 10.000 đ/con.
Tuy nhiên theo tìm hiểu chúng tôi, việc tiêu thụ gà thịt của gia đình ông đều “tự bơi”, chủ yếu bán tự do trên thị trường nên giá cả bấp bênh. Có lúc ông xuất bán gà thịt với giá dao động từ 60 - 65 ngàn đồng/kg, nhưng cũng có lúc chỉ bán được 45 - 50 ngàn đồng/kg. Trong khi chi phí đầu tư tất tần tật đến khi gà xuất chuồng khoảng 80.000 đ/con. Vì vậy khi gà ế ẩm, tiêu thụ chậm cũng khiến gia đình ông chới với.
“Thông thường gia đình tôi nuôi gà khoảng 3 tháng 10 ngày là xuất chuồng, trọng lượng trung bình 1,5kg/con. Nếu có đầu ra ổn định gia đình tôi nuôi gà thịt cho lãi khá. Nhưng do chưa gắn kết liên kết tiêu thụ sản phẩm nên nhiều thời điểm xuất bán rất chậm, phải từ 15 - 20 ngày sau mới đẩy hết lứa gà. Từ đó đẩy chi phí nuôi tăng lên và lãi giảm xuống”, ông Tuân chia sẻ.
Trại gà của gia đình ông Nguyễn Trọng Nỹ, người cùng thôn cũng gặp khó khăn tương tự. Ông Nỹ cho biết, dù nuôi gà thịt cho mức lãi khá, nhưng do đầu ra tiêu thụ chậm nên mỗi năm gia đình ông chỉ nuôi khiêm tốn 2 lứa gà thịt, với khoảng 16.000 con.
- Làm giàu với loài côn trùng thơm như hương quế (12/11/2020)
- HƯỚNG DẪN NUÔI VÀ VỖ BÉO BÒ THỊT (13/10/2020)
- BỆNH CÚM GIA CẦM VÀ CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG (13/10/2020)
- Thực hiện khẩn cấp một số biện pháp phòng chống dịch bệnh Cúm gia cầm H5N6 trên địa bàn xã Tam Phước (12/08/2019)
- Quy trình chăn nuôi lợn an toàn sinh học 'cùng vào cùng ra' (31/07/2019)
- Triển khai tiêm vắc xin phòng bệnh Tai xanh năm 2019 trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (23/05/2019)
- Lạ mà hay: Nuôi heo rừng, cho ăn thêm xoài rục, lãi 30 triệu/tháng (14/05/2019)
- Sau rắn mòng, chàng "Quách Tĩnh" lại kiếm bộn tiền từ nuôi cua đồng (14/05/2019)
- Thu nhập ổn định quanh năm từ nghề vỗ béo bò (19/02/2019)
- Khó quản lý nuôi chim yến (25/12/2018)