Chiều 21-11, tại Hà Nội, Cục phát triển Thị trường và Doanh nghiệp Khoa học công nghệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) tổ chức Hội thảo “Nông nghiệp thông minh - Cơ hội và thách thức trong chuyển giao công nghệ tại Việt Nam”.
Theo báo cáo, trong giai đoạn 2013-2018, nông nghiệp Việt Nam đạt tăng trưởng 2,55%/năm, kim ngạch xuất khẩu đạt trên 157 tỷ USD, bình quân đạt 31,5 tỷ USD/năm, tăng 51,2% so với bình quân 5 năm trước. Năng suất lao động đạt 35,5 triệu đồng/người, tăng gần 10 triệu đồng/người so với năm 2012. Các kết quả đạt được nhờ sự đóng góp rất lớn của sự phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, đặc biệt trong sản xuất rau hoa quả từ khâu sản xuất cho đến quản lý chuỗi sản phẩm và thương mại hóa.
Tại hội thảo, GS, TS Nguyễn Quang Thạch, Chủ tịch Hội đồng khoa học Viện Sinh học Nông nghiệp, Chủ tịch Hội Sinh lý thực vật Việt Nam đã chỉ ra cơ hội và thách thức của Việt Nam khi bước vào nền nông nghiệp thông minh. Theo đó, Việt Nam có thuận lợi là nước sản xuất nông nghiệp làm nền tảng, thời tiết không quá khắc nghiệt, các chính sách đất nông nghiệp ở nước ta những năm qua đã từng bước tạo điều kiện để đưa nông nghiệp phát triển toàn diện. Tuy nhiên, những khó khăn mà Việt Nam gặp phải đó là thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao, chưa nhiều doanh nghiệp tham gia ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp, đất canh tác ở các vùng nông thôn ngày càng bị thu hẹp.
Bàn về nông nghiệp 4.0, PGS, TS Đặng Văn Đông, Phó viện trưởng Viện nghiên cứu Rau quả lý giải, nông nghiệp 4.0 ra đời là kết quả của quá trình kết hợp những thành tựu trong công nghiệp với sự phát triển của nền nông nghiệp chính xác. Những thành tựu này bao gồm cả hệ thống cơ sở dữ liệu trong nông nghiệp được số hóa, kết hợp cùng với công nghệ thông tin được áp dụng vào truyền tải dữ liệu, công nghệ trí tuệ nhân tạo, GPS, logistic trong việc thúc đẩy quá trình tối ưu hóa trong sử dụng phương tiện cơ giới, trang thiết bị tự động hóa nhằm giảm thiểu sức lao động và tăng năng suất
Để thúc đẩy nền nông nghiệp Việt Nam phát triển, theo các chuyên gia, Nhà nước cần có những sách hỗ trợ thiết thực, hiệu quả hơn nữa để khuyến khích các nhà nghiên cứu, doanh nghiệp, người dân tham gia ứng dụng công nghệ 4.0. Đồng thời, tăng cường phối hợp giữa các chuyên gia về lĩnh vực công nghệ thông tin với các chuyên gia về lĩnh vực nông nghiệp để ngày càng hoàn thiện chương trình phần mềm ứng dụng 4.0 vào nông nghiệp sao cho đơn giản, gọn nhẹ, dễ sử dụng và phổ cập. Bên cạnh đó, tích cực tuyên truyền về tác dụng của ứng dụng 4.0 trong nông nghiệp để người dân hiểu rõ hơn vai trò, ý nghĩa của chương trình này, từ đó lên kế hoạch ứng dụng cho bản thân.
- Chuyển đổi số, đô thị thông minh gắn với cải cách hành chính trên địa bàn xã Tam Phước năm 2023 (sửa đổi, bổ sung) (07/08/2023)
- Triển khai Quyết định số 3769/QĐ-UBND về việc phê duyệt Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, phiên bản 2.0. (19/11/2021)
- Triển khai các ứng dụng phần mềm dựa trên nền tảng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. (29/10/2021)
- Tuyên truyền nâng cao nhận thức về an toàn thông tin (11/10/2021)
- Tháo gỡ vướng mắc trong điều tra, truy tố, xét xử tội phạm xâm hại tình dục trẻ em (06/11/2020)
- Chính sách mới của Trung ương có hiệu lực từ tháng 11-2020 (03/11/2020)
- Chính sách mới do TW quy định có hiệu lực trong tháng 10-2020 (02/10/2020)
- Chính sách mới của Trung ương có hiệu lực từ tháng 9/2020 (07/09/2020)
- Chính sách mới từ TW phát sinh hiệu lực trong tháng 8/2020 (03/08/2020)
- Chính sách mới nổi bật của Trung ương phát sinh hiệu lực trong tháng 7/2020 (03/07/2020)