Do đó, nếu thâm canh không tốt, thiếu cân đối phân bón sẽ khiến cây chóng già cỗi, nhiều hạt, ít thịt (cơm).
Đặc điểm dinh dưỡng của cây na
Việt Nam hiện có 2 loại: Na dai và na bở. Na dai chống úng kém nhưng chống hạn tốt. Na dai chịu rét tương đối tốt, mùa đông ngừng sinh trưởng, rụng hết lá, mùa xuân ấm áp trở lại vào tháng 4 - 5 lại ra đợt lá mới và ra hoa. Nhờ đó, na dai trồng được trên nhiều vùng khí hậu, cả vùng đất cao hạn gặp mùa khô khắc nghiệt của các tỉnh phía Bắc như Thái Nguyên, Cao Bằng, Quảng Ninh, Lạng Sơn…
Các chuyên gia và nhà khoa học đã đúc kết, cần phải chăm sóc cây na từ khi mới trồng và cung cấp đầy đủ, cân đối các chất dinh dưỡng để cây khoẻ, nhiều nhựa, sức sống tốt thì mới cho nhiều trái và chất lượng quả mới ngon.
Na là một loại cây ăn quả chất lượng cao, giàu dinh dưỡng lại ngọt, thơm nên được đông đảo người dân Việt Nam ưa thích. Cây na có tính thích ứng rộng, có thể trômg khắp mọi nơi từ vùng đồng bằng đến các tỉnh miền núi phía Bắc, nhưng chất lượng na cao nhất là na vùng núi đá Đông Bắc, do nơi đây có điều kiện tự nhiên khá đặc biệt là nhiều núi đá và có mùa đông khô rét, khắc nghiệt.
Tuy thích ứng rộng nhưng cây na chỉ phát huy được ưu điểm trên đất không chua, nhiều màu, đặc biệt nhiều đá vôi. Nếu thâm canh không tốt, cây thiếu phân bón thì chóng già cỗi, nhiều hạt, ít thịt. Do vậy, phải chăm sóc cây từ khi mới trồng và cung cấp đầy đủ, cân đối các chất dinh dưỡng để cây khoẻ, nhiều nhựa, sức sống tốt thì mới cho nhiều quả và quả ngon.
Trên thị trường phân bón hiện nay, các loại phân đơn, phân NPK thông thường dễ hòa tan trong nước nên hiện tượng rửa trôi diễn ra phổ biến, khốc liệt hơn. Mặt khác, đa phần các loại phân bón trên chỉ cung cấp được 1 - 3 chất dinh dưỡng đa lượng là N,P,K, còn thiếu hầu hết các chất dinh dưỡng trung, vi lượng mà những chất này cực kỳ cần thiết cho cây na sinh trưởng, phát triển.
Ưu điểm của phân bón Văn Điển
Công ty CP Phân lân Nung chảy Văn Điển hiện có 2 dòng sản phẩm chính đều phù hợp cho cây na trên mọi đồng đất, đặc biệt là những vùng chua hóa, độ pH thiếu cân bằng.
Trong đó, phân lân nung chảy Văn Điển được sản xuất bằng cách nấu chảy hỗn hợp quặng phosphat với serpentin hoặc olevin, manhezit ở nhiệt độ 1.450 độ C, sau đó làm lạnh đột ngột nên sản phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng đa, trung, vi lượng. Cụ thể, trong lân nung chảy Văn Điển chứa P2O5 15 - 19%, MgO 15 - 18%, SiO2 24 - 32%, CaO 28 - 34% và đầy đủ các chất vi lượng như sắt 4%, Mangan 0,4%, đồng 0,02%, molipden 0,001%, coban 0,002, Bo 0,008%, kẽm 0,00014%.
Phân lân nung chảy Văn Điển có đặc tính ít tan trong nước nhưng lại tan tốt trong môi trường axit yếu do rễ cây tiết ra nên không bị rửa trôi, phát huy hiệu lực cao trong thâm canh cây trồng trên mọi vùng đất nông nghiệp, đặc biệt với vùng cao, đất dốc.
Do phân lân nung chảy Văn Điển chỉ tan trong môi trường axit yếu do rễ cây tiết ra nên cung cấp dinh dưỡng cho cây suốt từ đầu vụ đến cuối vụ, thậm chí còn có thể để dành cho các vụ sau nên cây trồng hầu như lúc nào cũng được cung cấp dinh dưỡng.
Nhằm tạo ra những loại phân bón chất lượng cao hơn, chuyên dụng hơn, dễ dàng cho bà con nông dân hơn trên nền tảng phân lân nung chảy Văn Điển, những năm qua Công ty CP Phân lân Nung chảy Văn Điển còn kết hợp với các nhà khoa học về đất, cây trồng và khuyến nông tại Việt Nam cho ra đời sản phẩm Phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển cho nhiều đồng đất, cây trồng khác nhau, trong đó có cây na.
Ghi nhớ: Phân bón Văn Điển được vùi vào đất sẽ không bị rửa trôi và cây na ăn dần trong suốt vụ. Vườn na trên 5 tuổi nên tăng lượng phân bón cho vườn để có năng suất thu hoạch cao nhất. |
Sản phẩm thứ nhất cho cây na là phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển loại 5 - 10 - 3 dạng viên có đầy đủ các chất dinh dưỡng: N 5%, P2O5 10%, K2O 3%, Mg 9%, SiO2 14%, CaO 15% và các chất vi lượng: Zn, Cu, Mn, B, Mo...
Sản phẩm thứ hai dành cho cây na là công thức đa yếu tố NPK Văn Điển 12 - 5 - 10 có hàm lượng N 12%, P2O5 là 5%, K2O 10%, Mg 2%, SiO2 là 4%, CaO 5%...
Ngoài ra, doanh nghiệp đang sản xuất một số sản phẩm phân bón đa yếu tố NPK mới như NPK 10 - 7 - 3 chuyên bón lót; Phân đa yếu tố NPK 12 - 8 - 12 và NPK 12 - 7 - 20 chuyên bón thúc giúp cây na phát triển khỏe mạnh, bền cây, ít sâu bệnh hại, nhiều quả, quả to đều, chất lượng thơm, ngon.
Cách bón phân đa yếu tố Văn Điển cho cây na:
(Lượng bón kg phân đa yếu tố NPK/cây)
Loại phân
Tuổi cây |
Bón đợt 1 Lân nung chảy, Đa yếu tố NPK (5 - 10 - 3) |
Bón đợt 2 Đa yếu tố NPK (12 - 5 -10) |
Bón đợt 3 Đa yếu tố NPK (12 - 5 - 10) |
Từ 1 - 3 tuổi |
0,5 - 2,0 |
0,3 - 0,5 |
0,3 - 0,5 |
Từ 3 - 5 tuổi |
2,5 - 3,0 |
1,5 - 3,0 |
1,5 - 3,5 |
Trên 5 tuổi |
Trên 3,5 |
Trên 3 |
Trên 4 |
Cách bón:
Tạo rãnh: Ghé lưỡi cuốc tạo rãnh xung quanh mép tán cây na, độ sâu 3 - 5cm, rắc phân đa yếu tố NPK Văn Điển xong, lấp đất, ủ rác phủ quanh tán giữ ẩm cho đất, tạo điều kiện cho rễ phát triển.
Các đợt bón: Tháng 9 - 10, sau khi thu quả nên cưa cắt bỏ những cành sâu, cành vượt… Vào dịp trước hoặc sau tiết Lập Xuân, cần đốn tỉa cành, tuốt lá, nhiều nhà vườn đốn sâu tạo ra những nương, đồi na trơ tụi, khẳng khiu. Cây na được đốn cành, tuốt lá sớm sẽ ra hoa sớm. Do vậy, để rải vụ thu hoạch nên kéo dài thời điểm đốn cành, tuôt lá na.
+ Bón đợt 1: Trước hoặc sau khi đốn cành, tỉa lá, bón phân đa yếu tố NPK 5-10-3, nên bón kết hợp với phân hữu cơ ủ hoai mục rất tốt. Trên sườn dốc hoặc khe đá nên sử dụng lân nung chảy Văn Điển và tạo mọi điều kiện để vùi phân và lấp đất kín để phát huy hiệu quả cao nhất của phân.
+ Bón đợt 2: Tháng 2 - 4 bón đón lộc, đón hoa.
+ Bón đợt 3: Tháng 6 - 7 bón nuôi cành, nuôi quả.
Các đợt 2 và 3 sử dụng phân đa yếu tố NPK 12 - 5 - 10, bón theo tán cây. Nếu trời khô hạn có thể ngâm nước khoảng 15 - 20 phút cho phân tan rồi hòa nước tưới.
Kết quả thực tiễn sử dụng phân bón Văn Điển cho cây na tại Lạng Sơn, Bắc Giang, Quảng Ninh, Hà Nam, Thái Nguyên… từ nhiều năm qua cho thấy phân bón Văn Điển được các nhà vườn tin tưởng và đánh giá rất cao, bởi sản phẩm không chỉ góp phần tăng năng suất na mà còn giúp cải tạo đất, chất lượng na vì thế mà tăng lên đáng kể, giá bán được tốt hơn, hiện được nhiều vùng trồng na VietGAP ưu tiên dùng. |
- Sơn La; Trồng chanh leo, nhìn đâu cũng thấy trái, ông nông dân người Mông thu hàng trăm triệu (12/11/2020)
- Độc đáo dưa chuột thơm mùi dứa (13/05/2019)
- Phòng trừ bệnh đạo ôn cổ bông và lem lép hạt lúa Đông Xuân hiệu quả nhất (18/02/2019)
- Chuyển đất ruộng chuyên màu sang trang trại cây ăn quả, thu 500 triệu đồng/năm (04/01/2019)
- Trồng nấm bào ngư xám lãi hơn 1 triệu đồng/ngày (05/12/2018)
- Tiềm ẩn nhiều nguy hiểm khi dùng thuốc diệt cỏ bừa bãi (03/12/2018)
- Bỏ cà phê trồng cam lòng vàng, "bắt" đất dốc "đẻ" cả tỷ bạc (03/12/2018)
- Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật “6 đúng”: Dân khỏe, ruộng sạch (03/12/2018)
- Bệnh chổi rồng hại nhãn và cách phòng trị (01/12/2018)
- Quản lý tính kháng của rầy nâu hại lúa (30/11/2018)