Đó chính là một loại phân đạm ure khi có bổ sung một lượng cực nhỏ chế phẩm vi lượng - Nano thì có thể làm tăng hiệu quả sử dụng chất đạm lên từ 20 - 30% so với khi chỉ bón ure thông thường.
Mặt khác chế phẩm này không chỉ làm tăng hiệu suất sử dụng chất đạm mà còn tăng cả hiệu suất sử dụng nói chung của các chất khoáng có trong phân, nên cũng được gọi là chế phẩm làm tăng giá trị gia tăng của phân bón.
Vì sao Cty CP Phân bón Bình Điền phải sử dụng các chất làm tăng hiệu suất sử dụng phân bón? Như mọi người đều biết cùng với cuộc cách mạng xanh ra đời vào các thập niên 60 của thế kỷ 20, đồng thời cũng nhờ có cách mạng hóa học trong nông nghiệp đi kèm (phân hóa học và thuốc trừ sâu, trừ cỏ) nên ở Việt Nam, năng suất và sản lượng các loại sản phẩm nông nghiệp tăng rất nhanh chóng.
Tuy nhiên, trên bình diện rộng, hiệu quả phân N bón cho cây trồng chỉ dao động trong phạm vi 35 - 45%, nghĩa là phân đạm bón vào đất bị thất thoát quá lớn. Mặt khác khi áp dụng vào sản xuất thì do nhận thức về phân khoáng còn hạn chế nên đã xảy ra hiện tượng sử dụng quá liều, quá mức yêu cầu của các loại cây trồng, điều đó vừa làm giảm hiệu quả sử dụng phân, vừa tốn thêm chi phí cho người sản xuất, dẫn đến góp phần gây ô nhiễm môi trường.
Nhận thức được đòi hỏi cấp bách như vậy, nên từ những năm đầu của thế kỷ 21, Bình Điền đã ra sức tìm kiếm các hoạt chất có chức năng làm tăng hiệu quả sử dụng của phân khoáng. Và cũng rất may mắn là năm 2008, Bình Điền đã tìm được chế phẩm Agrotain, khi phối trộn với phân ure đã cho ra đời loại phân ure 46A+ hay còn gọi là đạm hạt vàng Đầu Trâu.
Khi ure có bổ sung với liều 2‰ Agrotain đã có thể làm tăng hiệu quả sử dụng chất đạm trong phân lên từ 20 - 40%, trung bình trên nhiều loại đất làm tăng 25 - 30%. Tiếp theo đó, Bình Điền cũng sở hữu một chế phẩm làm tăng hiệu quả sử dụng của lân có tên thương phẩm là Avail. Khi bổ sung loại chế phẩm này trong phân P hay bất cứ loại phân nào có chứa P cũng có tác dụng làm tăng sử dụng chất P lên bình quân 20 - 35%.Từ đó trong phân DAP hay phân NPK của Đầu Trâu cũng đã có sản phẩm của Avail.
Các loại phân có chứa 2 chế phẩm này mới ra đời đã được sự đón nhận của khách hàng trong và ngoài nước rất sôi nổi. Không dừng lại các thành tựu trên, Bình Điền vẫn tiếp tục tìm kiếm thêm các chế phẩm khác có mang đặc tính như vậy.
Kết quả là đã phát hiện ra nhiều chế phẩm khác như vi lượng thông minh hay các loại vi lượng Nano được sản xuất ngay trong nước, giá thành hợp lý, không phải tốn ngoại tệ để mua bán. Đã có lần chế phẩm đạm hạt xanh Đầu Trâu được giới thiệu với khách hàng và đã được đông đảo khách hàng khu vực miền Bắc phấn khởi đón nhận. Trong phạm vi bài này tác giả chỉ xin được giới thiệu tóm tắt kết quả khảo nghiệm của chế phẩm đạm Đầu Trâu Plus để bạn đọc tham khảo. Dưới đây là một số kêt quả cụ thể.
1/ Với giống Khang dân 18, thí nghiệm chính quy, làm trên đất bạc màu Bắc Ninh cấy từ 28/6, thu hoạch ngày 8/10, vụ mùa 2016, trên nền phân 100-70-70 (N-P-K). Kết quả thu hoạch, tính toán cho thấy nền phân sử dụng đạm ure Plus thay cho đạm ure thường trong nền đối chứng đã cho năng suất lúa cao hợn 440kg/ha, tăng 7,41%, có tiền lời cao hơn đối chứng là 2.273.000đ/ha. Khi giảm bớt N plus 20% thì năng suất lúa vẫn cao hơn đối chứng 280kg thóc (4,72%) và tiền lời vẫn cao hơn đối chứng là 1.819.000đ/ha. Và công thức giảm bớt 30% N Plus thì năng suất vẫn tương đương với đối chứng.
2/ Vụ xuân 2017, cũng trên đất bạc màu, sử dụng nền phân 120-90-70, công thức bón N Plus thay ure thường cho năng suất lúa cao hơn đối chứng 380kg/ha (tăng 5,2%), tiền lời cao hơn đối chứng là 1.730.000đ/ha. Khi giảm bớt 20% N plus thì năng suất lúa vẫn còn cao hơn đối chứng 210kg/ha.
3/ Vụ mùa 2017, trên đất phù sa sông Hồng, Thường Tín, Hà Nội, nền phân 80-60-60. Công thức bón N Plus cho năng suất cao hơn đối chứng là 266kg thóc/ha, cao hơn đối chứng 9,1%. Khi giảm đi 30% N, năng suất vẫn còn cao hơn đối chứng 100kg/ha và vẫn có lời hơn 1 triệu đồng/ha so với đối chứng.
- Sơn La; Trồng chanh leo, nhìn đâu cũng thấy trái, ông nông dân người Mông thu hàng trăm triệu (12/11/2020)
- Độc đáo dưa chuột thơm mùi dứa (13/05/2019)
- Phòng trừ bệnh đạo ôn cổ bông và lem lép hạt lúa Đông Xuân hiệu quả nhất (18/02/2019)
- Chuyển đất ruộng chuyên màu sang trang trại cây ăn quả, thu 500 triệu đồng/năm (04/01/2019)
- Trồng nấm bào ngư xám lãi hơn 1 triệu đồng/ngày (05/12/2018)
- Tiềm ẩn nhiều nguy hiểm khi dùng thuốc diệt cỏ bừa bãi (03/12/2018)
- Bỏ cà phê trồng cam lòng vàng, "bắt" đất dốc "đẻ" cả tỷ bạc (03/12/2018)
- Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật “6 đúng”: Dân khỏe, ruộng sạch (03/12/2018)
- Bệnh chổi rồng hại nhãn và cách phòng trị (01/12/2018)
- Quản lý tính kháng của rầy nâu hại lúa (30/11/2018)