Theo đó, có 36 tên thương phẩm thuốc BVTV (gồm 34 tên thương phẩm thuốc BVTV đăng ký phòng trừ sâu hại cây trồng, 02 tên thương phẩm thuốc BVTV đăng ký phòng trừ chuột trên đồng ruộng) của gần 30 công ty đăng ký, đã bị loại bỏ ra khỏi Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng tại Việt Nam.
Theo quyết định số 3435/QĐ-BNN-BVTV, các loại thuốc BVTV có chứa 04 hoạt chất Acephate, Diazinon, Malathion, Zinc phosphide không được phép nhập khẩu, chỉ được buôn bán, sử dụng tối đa 01 năm và ngưng toàn bộ các thủ tục đăng ký thuốc BVTV có chứa 04 hoạt chất này kể từ ngày Quyết định có hiệu lực.
Trước đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Quyết định 03/QĐ-BNN-BVTV và 278/QĐ-BNN-BVTV về việc loại bỏ thuốc BVTV có chứa các hoạt chất Carbendazim, Benomyl, Thiophanate-methyl, 2.4D và Paraquat, chỉ được sản xuất, nhập khẩu tối đa 01 năm, được buôn bán, sử dụng tối đa 02 năm kể từ ngày quyết định có liệu lực. Ngừng toàn bộ các thủ tục đưa vào Danh mục đối với các hồ sơ đăng ký thuốc bảo vệ thực vật có chứa 5 hoạt chất trên kể từ ngày Quyết định có hiệu lực. Đây là những hoạt chất thuốc BVTV hiện đã bị nhiều nước trên thế giới cấm sử dụng vì có tính độc cao gây tác động đến sức khỏe con người, hệ sinh thái môi trường. Tuy nhiên, đây là hoạt chất thuốc BVTV sử dụng khá phổ biến ở Việt Nam.
Theo Khoản 2, Điều 49, Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật năm 2013, các loại thuốc BVTV sẽ bị loại khỏi danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng tại Việt Nam trong trường hợp sau: Có bằng chứng khoa học về thuốc bảo vệ thực vật gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, vật nuôi, hệ sinh thái, môi trường; thuốc BVTV có hiệu lực thấp đối với sinh vật gây hại.
Ngoài ra, thuốc BVTV thành phẩm hoặc hoạt chất trong thuốc thành phẩm có độ độc cấp tính loại I, II theo Hệ thống hài hòa toàn cầu về phân loại và ghi nhãn hóa chất (GHS) cũng sẽ không được đăng ký vào danh mục.
- Sơn La; Trồng chanh leo, nhìn đâu cũng thấy trái, ông nông dân người Mông thu hàng trăm triệu (12/11/2020)
- Độc đáo dưa chuột thơm mùi dứa (13/05/2019)
- Phòng trừ bệnh đạo ôn cổ bông và lem lép hạt lúa Đông Xuân hiệu quả nhất (18/02/2019)
- Chuyển đất ruộng chuyên màu sang trang trại cây ăn quả, thu 500 triệu đồng/năm (04/01/2019)
- Trồng nấm bào ngư xám lãi hơn 1 triệu đồng/ngày (05/12/2018)
- Tiềm ẩn nhiều nguy hiểm khi dùng thuốc diệt cỏ bừa bãi (03/12/2018)
- Bỏ cà phê trồng cam lòng vàng, "bắt" đất dốc "đẻ" cả tỷ bạc (03/12/2018)
- Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật “6 đúng”: Dân khỏe, ruộng sạch (03/12/2018)
- Bệnh chổi rồng hại nhãn và cách phòng trị (01/12/2018)
- Quản lý tính kháng của rầy nâu hại lúa (30/11/2018)