Vì sao việc ngâm ủ hạt giống trước khi gieo là cần thiết? Theo GS.TS Mai Văn Quyền, ngâm ủ hạt giống trước khi gieo là để giúp cho hạt giống dễ nẩy mầm. Điều này được lý giải như sau:
Vì sao việc ngâm ủ hạt giống trước khi gieo là cần thiết? Theo GS.TS Mai Văn Quyền, ngâm ủ hạt giống trước khi gieo là để giúp cho hạt giống dễ nẩy mầm. Điều này được lý giải như sau:
Hạt nẩy mầm phải có tác động của 2 nhóm yếu tố bên ngoài và bên trong.
Các yếu tố bên ngoài cần cho sự nẩy mầm của hạt chủ yếu là nước và nhiệt độ. Hạt muốn nẩy mầm trước hết phải hút nước, đồng thời có nhiệt độ thích hợp, chủ yếu là không được lạnh giá. Sau khi hút đủ nước và có nhiệt độ thích hợp, các tế bào chồi mầm và rễ mầm bắt đầu hoạt động và phát triển. Như vậy việc ngâm ủ hạt giống ở nhiệt độ 40oC – 50oC là động tác kích thích chồi mầm, rễ mầm “thức giấc” hay nói theo thuật ngữ khoa học là để phá vỡ tính miên trạng của hạt giống. Ánh sáng không cần thiết cho sự nẩy mầm của hạt, nhưng khi cây đã có lá thật thì cần ánh sáng để quang hợp.
Sau khi ngâm ủ hạt giống tức là ta đã cung cấp đủ nước và nhiệt độ cho chúng, các phản ứng hóa học trong hạt được tiến hành, từ đó sinh ra các hormone kích thích các tế bào ở chồi và rễ mầm phát triển. Các hornmone là yếu tố bên trong, bao gồm chất Auxin, Gibberellin, Cytokinin. Để giúp hạt mau nẩy mầm, người ta thường ngâm hạt giống vào trong dung dịch các chất này để bổ sung thêm chất kích thích cho hạt.
- Kỹ Thuật Trồng Nấm Linh Chi Trên Gỗ Khúc (01/12/2016)
- Cách trồng nấm linh chi (01/12/2016)
- Cách trồng nấm linh chi trên bã mía cho năng suất tăng 15% (01/12/2016)
- Kỹ thuật trồng nấm mỡ (01/12/2016)
- Những Kinh Nghiệm Mới Trong Kỹ Thuật Trồng Nấm Rơm Bằng Cách Không Đậy (01/12/2016)
- Trồng nấm rơm kiểu mới (01/12/2016)
- Làm meo nấm rơm (01/12/2016)
- Kỹ thuật trồng nấm sò đùi gà (30/11/2016)
- Kỹ thuật trồng đậu đũa (30/11/2016)
- Kéo dài thời gian thu hoạch đậu đũa (30/11/2016)