Gà Tân Hồ 65 ngày tuổi
Trong các dòng gà tiến vua nổi tiếng Việt Nam là gà Hồ, Đông Tảo, Móng, Mía… có lẽ gà Hồ(Bắc Ninh) có chất lượng thịt vượt trội hơn cả. Cũng bởi chất lượng thịt thơm ngon, rắn chắc nên thời gian nuôi gà Hồ thuần chủng rất dài, có khi phải cả năm mới được thu hoạch.
Vì thế, việc Cty TNHH MTV Gà giống Dabaco (Tập đoàn Dabaco Việt Nam) chọn tạo, nhân nuôi thành công giống gà Tân Hồ không chỉ mang ý nghĩa lớn trong việc phát bảo tồn, phát triển triển nguồn gen quý mà còn tạo bước đột phá mang lại giá trị bền vững cho các giống gà đặc sản.
Xuất hiện trên thị trường khoảng 3 tháng nay, song những hộ chăn nuôi kỳ cựu đều tấm tắc gật đầu bình chọn 9/10 điểm cho giống gà mới của Dabaco. Gà Tân Hồ không chỉ thừa kế nguồn gen quý của giống gà Hồ nổi tiếng về màu sắc, chất lượng thịt mà có bước cải thiện nhảy vọt về tốc độ sinh trưởng, sự thích nghi và đặc biệt thị hiếu thị trường.
Theo anh Nguyễn Văn Thiện ở TP Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, người xây dựng thương hiệu Gà đồi cát Phan Thiết thì anh nuôi rất nhiều giống gà của Dabaco, trong đó gà Tân Hồ có ưu điểm độ đồng đều cao, tỉ lệ nuôi hao hụt thấp (khoảng 0,5%).
Gà Tân Hồ 1 ngày tuổi
“Giống gà Tân Hồ có khả năng sinh trưởng rất tốt. Mới nuôi 70 ngày tôi cân thử thấy con trống đạt 1,8 – 2kg, con mái 1,4 – 1,7kg. Gà Tân Hồ rất dễ nhận diện thương hiệu bởi bộ lông màu đỏ tía đậm, chân to, mình chắc nên tôi dự định chọn Tân Hồ là giống gà chủ lực để xây dựng thương hiệu Gà đồi Phan Thiết”, anh Thiện tâm sự.
Còn anh Phan Nhật Quang ở xã Xuân Quang, huyện Bảo Thắng, Lào Cai có thâm niên nuôi gà chục năm nay. Anh mới nuôi gà Tân Hồ được hơn 1 tháng và dự đoán giống gà này sẽ phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng trong thời trong gian tới.
“Gà Tân Hồ có sức đề kháng tốt nên ít phải dùng kháng sinh, lông mượt, ôm gọn, lườn to chắc, tỷ lệ xẻ thịt cao. Về chất lượng thịt, tuy chưa đến giai đoan xuất bán để ăn thử, nhưng tôi tin tưởng kế thừa từ giống gà Hồ truyền thống, thịt gà Tân Hồ chắc chắn thơm ngon”, ông Quang nói.
“Ưu điểm vượt trội của gà Tân Hồ là thời gian nuôi chỉ 3 tháng, gà trống đạt 2,2 – 2,4kg, gà mái 1,8 – 2kg, song vẫn giữ được phẩm chất thịt thơm, ngon. Gà Tân Hồ có khả năng thích nghi với điều kiện khí hậu thời tiết, tập quán chăn nuôi tại nhiều vùng miền trên cả nước”,ông Nguyễn Như Phán.
Theo ông Nguyễn Như Phán – PGĐ Cty Gà giống Dabaco, gà Tân Hồ được lai tạo từ giống gà Hồ, có vóc dáng oai vệ, mào múi khế, lông đỏ tía ôm gọn, đuôi xòe như nơm úp cá. Cơ địa săn chắc, thịt ngọt, hương thơm đặc trưng, hàm lượng dinh dưỡng cao, tỷ lệ mỡ thấp, phù hợp xu thế tiêu dùng hiện nay”.
Do gà Tân Hồ có tốc độ sinh trưởng nhanh và sinh khối cơ thể lớn nên Cty Gà giống Dabaco lưu ý, bà con chăn nuôi với mật độ thích hợp (8 – 10 con/m2 chuồng vào mùa hè, 10 – 12 con/m2 chuồng vào mùa đông). Chuồng nuôi xây dựng thoáng, cao ráo, đảm bảo nhận nhiều ánh sáng mặt trời, giúp ích cho quá trình chuyển hóa của gà. Sân chơi cho gà phải rộng, thoáng mát.
Đặc biệt, môi trường chăn nuôi ngày càng ô nhiễm, dịch bệnh ngày một nhiều nên ngoài các loại vacxin cơ bản như Niucátxơn và Gumbôrô, bà con cần lưu ý chủng thêm vacxin viêm phế quản truyền nhiễm (IB), viêm thanh khí quản truyền nhiễm (ILT). Ưu tiên kiểm soát dịch bệnh bằng vacxin để giảm chi phí thuốc thú ý cũng như hạn chế các tác động tiêu cực của kháng sinh lên sinh trưởng của gà.
Gà Tân Hồ 80 ngày tuổi
Do gà có tốc độ sinh trưởng nhanh nên bà con cần cung cấp thức ăn có chất lượng để gà chuyển hóa tốt nhất, đạt được yêu cầu về tăng trưởng. Ngoài ra, cần lưu ý ở các giai đoạn thay lông, trưởng thành bổ sung thêm dinh dưỡng để gà có được bộ mã đẹp, mượt mà.
Đang nuôi khoảng 1,9 vạn con gà Tân Hồ đã được 90 ngày chuẩn bị xuất bán lứa đầu tiên,chị Trần Thị Lan, xã Thanh Bình, huyện Chương Mỹ, Hà Nội ho biết: “Gà Tân Hồ có tỉ lệ tiêu tốn thức ăn tương tự như gà ri, song trọng lượng cao hơn. Gà trống màu lông đỏ tím tía, chân to hơn gà ri, mào múi khế, gà mái lông trắng vàng”.
- Kỹ thuật nuôi chim bồ câu Pháp 'mắn' con, thịt thơm (01/12/2016)
- HƯỚNG DẪN LÀM CHUỒNG VÀ CÁCH CHĂM SÓC CHIM BỒ CÂU PHÁP (01/12/2016)
- Kỹ thuật sản xuất giống cá sặc rằn (29/11/2016)
- Đặc điểm thành thục sinh dục của cá sặc rằn (29/11/2016)
- Kỹ thuật nuôi và ương cá sặc rằn (29/11/2016)
- Một số bệnh thường gặp ở cá sặc rằn (Trichogaster pectoralis) (29/11/2016)
- Kỹ thuật nuôi rùa vàng (29/11/2016)
- Kỹ thuật nuôi cua đồng (29/11/2016)
- Bệnh thường gặp trên một số loài cá nuôi & biện pháp phòng trị (29/11/2016)
- Phòng bệnh cho cá trong mùa mưa (29/11/2016)