Kỹ thuật nuôi Trùn quế
16/11/2016
Mới được đưa về hơn hai năm trước, nhưng giun quế (trùn đỏ) đã và đang trở thành vật nuôi "cưng" của nhiều hộ gia đình ở thôn Võng La (Võng La, Đông Anh). Theo những người nuôi giun quế nơi đây, đây là nghề "một vốn bốn lời", đem lại hiệu quả kinh tế cao.


KỸ THUẬT LÀM TRẠI

Trước khi bắt tay vào việc làm trại, chúng ta phải nghiên cứu kỹ xem và tin chắc rằng vùng đất chúng ta dự định làm trại có bị ngập nước vào mùa mưa lũ không? Những nơi bị ngập trũng tuyệt đối không nên làm trại vì trùn sẽ bị chết hoăc di chuyển đến những nơi khác khi bị ngập trũng vào mùa mưa.

Trại trùn có thể thiết kế dưới tàn cây bóng mát hoặc dưới hàng cây cao su càng tốt vì đảm bảo được độ ẩm thích hợp vào mùa nắng nóng.

Kích thước: Tuỳ theo diện tích đất mà chúng ta thiết kế chuồng cho hợp lý, tuy nhiên thông thường chúng ta xây chuồng theo:

  • Diện tích 100m2: Ngang: 5m - dài: 25m - cao: 0,4m(luống); 2,5m (chuồng)

 

Bề ngang 5m ta xây thành 2 luống mỗi luống 2m và chừa đường đi ở giữa 1m. Chiều cao: chúng ta xây khoảng 4 viên gạch là đủ. Đáy: chúng ta lót 1 lớp vữa hồ khoảng 4cm (vữa hồ trộn non). Mái che: Cách tốt nhất nên che mái bằng lá là hợp lý nhất. Tuy nhiên nếu ta làm chuồng dưới tàn cây bóng mát thì có thể lợp mái bằng bất cứ vật liệu gì cũng được.

Chú ý:

1. Khi làm trại phải đảm bảo sự thông thoáng, ánh sáng có thể lọt vào được, tránh sự làm chuồng che chắng quá kỹ làm cho khả năng phát triển của trùn kém hiệu quả.

2. Đồi với bà con ở khu vực trũng thấp và đất lâu rút nước nên cáng nền có độ dốc 100 và làm lối thoát nước ra ngoài.

3. Không được cáng nền bằng hồ quá tốt hay bê tông hoặc lót nền bằng tấm bạt bằng nhựa vì làm cho nền không thoát nước, sau khoảng thời gian 2 tháng phần sinh khối trong luống đã đạt 20cm thì lúc này mỗi ngày mỗi tưới nước vì bề mặt luống luôn khô nhưng phía dưới đáy thì quá ướt thậm chí đọng nước. lúc này toàn bộ kén trùn sẽ thối và việc nuôi trùn thất bại hoàn toàn.

  • Diện tích 200 - 300m2: Ngang: 10m - Dài: 25m;35m - Cao:0,4m(luống);3,2m(chuồng)

TRẠI LỚN HIỆU QUẢ KINH TẾ CAO - DỄ THAO TÁCKỹ thuật làm chuồng cũng tương tự như trên, tuy nhiên ta chia làm 3 luống, 2 lối đi 1mx2, 2 luống bìa mỗi luống 2m x2=4m và luống giữa 3,4m.

 


Cách Thả Giống

a. Giống thuần (Bố mẹ): Sau khi làm chuồng trại xong, dùng nước tưới trên bề mặt luống mổi ngày 1 lần, sau 3 ngày chúng ta có thể trải 1 lớp chất nền khoảng 08cm và thả giống. Thông thường mổi m2 ta thả khoảng 2 – 3 kg trùn giống, dùng tay hốt trùn giống và bỏ từng cụm vào luống, sau 1 giờ tự động trùn sẽ lẫn vào trong chất nền để trốn, sau đó ta dùng nước tưới phun sương trên bề mặt luống và có thể cho trùn ăn ngay.

b. Sinh khối (ổ trùn): Sau 3 ngày chúng ta lấy phân trâu, bò.. bỏ 1 lớp khoảng 10cm trên bề mặt luống, tưới qua 1 ít nước và thả sinh khối. Khi thả sinh khối chúng ta cứ để thành cụm, không nên trãi mõng ra, sau 2 giờ thì tưới nước. Thông thường cách thả giống bằng sinh khối là hiệu quả nhất.

c. Cách chọn giống:

* Giống Thuần: Chúng ta không nên chọn giống bị trộn lẫn với những giống trùn đất khác, nếu chúng ta dùng trùn thương phẩm 100% để làm giống thì hoàn toàn không đúng, vì trong quá trình làm sạch trùn chúng ta sẽ làm trùn hoàn toàn tổn thương. Cách tốt nhất nên bắt giống khoảng 80%. Khâu bảo quản giống rất quan trọng vì thế chúng ta nên đến những trại có nhiều năm kinh nghiệm trong viêc bảo quản giống để có được con giống khoẻ.

* Sinh Khối: Ngày nay việc mua, bán con giống được diễn ra mang tính tự phát, người mua giống và cả người bán giống đều không nắm rỏ thế nào là sinh khối nên giá cả cũng rất khác biệt


Sinh Khối
 
Sinh Khối An PhúTrong thời gian qua, sau những thử nghiệm thành công trong việc nhân giống từ phần sinh khối trong luống đã cho ra một kết quả rất khả quan cho nghề nuôi trùn.

 

Thay  vì trước nay chúng ta dùng trùn giống khoảng 80% để nhân giống, sau khoảng thời gian 1 tháng thì lượng sinh khối mới bắt đầu phát triển và sau 2 tháng thì chúng ta mới thu hoạch được và chi phí đầu tư con giống cũng cao hơn gấp rưỡi lần 300kg/100m2 (15 triệu đồng).

 

Nếu ta nhân luống bằng sinh khối thì chỉ cần sau 1 tháng chúng ta có thể thu hoạch được và chi phí cho con giống cũng thấp hơn rất nhiều - 2 tấn/100m2 (10 triệu đồng).

 

Phân tích: 3 - 5% trùn giống phần còn lại là kén trùn và phân, 15cm từ mặt luống.

Thế nào là sinh khối? Có thể gọi nom na là một ổ trùn, là nơi chúng sinh sống, giao phối và sinh sản, thời gian để có được sinh khối tốt ít nhất phải 2 tháng và phải được chăm sóc (ủ) thật cẩn thận để bảo quản phần kén trùn vì kén trùn là yếu tố quan trọng nhất trong sinh khối để chuồng mới sinh sôi và nẩy nở. Nếu sau 1 tuần lễ thả giống mà chúng ta không thấy những chú trùn con nhỏ, màu hồng trong cục phân bò tươi khi bẻ đôi, như vậy chúng ta mua không phải là sinh khối hoặc chúng chưa được ủ hoặc bảo quản đúng mức.

 

Ưu điểm:

1. Khi chúng ta dùng sinh khối thì trùn giống sẽ không bị tổn thương trong quá trình bắt và như vậy trùn dể dàng thích nghi với môi trường mới hơn.

 

2. Trong sinh khối chứa đựng một lượng rất lớn kén trùn, nếu chúng ta tạo môi trường mới thích hợp thì chỉ cần sau vài ngày chúng có thể nở và khoảng 1 tuần chúng ta có thể chứng kiến những chú trùn con trong những cục phân mới, bắt đầu cho cuộc sống mới. Nếu thả trùn giống thì sau khoảng thời gian 1 tuần trùn mới thích hợp với môi trường mới và bắt đầu bắt cặp và sau khoảng thời gian ít nhất 1 tháng trùn con mới được chào đời.

 

3. Chi phí thấp, vận chuyển an toàn...

 

Cách thả sinh khối:

Sau khi xây hoặc vệ sinh chuồng trại  xong (đối với chuồng củ), trải lên trên bề mặt luống một lớp thức ăn (phân) khoảng 8 - 10 cm, nếu thức ăn hơi khô nên tưới qua một ít nước, như vậy ta có thể thả phần sinh khối vào được.

Thông thường ta có thể thả khoảng 15kg - 20kg trên 1m2, không nên trải đều bề mặt luống mà để thành cụm, chú ý giữ độ ẩm thích hợp.

Sau một tuần đến 10 ngày ta dùng tay moi phần thức ăn dưới đáy lên, lúc này phần thức ăn nền hầu như đã hết, ta tiếp tục cho ăn, chú ý không nên cho thức ăn phủ kín bề mặt luống như vậy sẽ làm cho nhiệt độ bên dưới đáy luống tăng cao công với độ ẩm có sẳn trong luống dẫn đến tình trạng kén bị thối. Sau khi cho ăn được 3 ngày lấy một mẫu thức ăn mới trên bề mặt, bẻ chúng ra, lúc này ta có thể nhìn thấy những chú trùn con nhỏ khoảng 1cm, màu hồng, như vậy việc chăm sóc trùn đã thành công.

Xây Hồ Chuẩn Bị Thức Ăn

HỒ CHUẨN BỊ THỨC ĂN CHO TRÙNviệc xây hồ để chuẩn bị thức ăn cho trùn rất quan trọng, điều này đảm bảo rằng chúng ta chủ động nguồn thức ăn cho trùn và tạo ra một thức ăn "vừa miệng" với chúng.

tuỳ theo diện tích chăn nuôi mà ta xây hồ: trung bình cứ 300m2 cần có 1 hệ thống hồ, hồ này được xây dựng gần đường đi vận chuyển và đầu luống trùn. Hồ là hệ thống gồm 2 hồ gần nhau có diện tích 2m X 3m X 0,5m (chia làm đôi).

 

Phân bò: Sau khi đem phân bò về cho vào hồ (nên chọn phân bò còn mới, phân bò khô rất kém hiệu quả). Sau đó cho nước vào bằng với mặt phân, dùng cây khấy đều, tán nhuyễn (có thể dùng chế phẩm sinh học E.M để phân mau phân huỷ và tăng độ mịn của phân bò), sau 6 giờ có thể trộn lại một lần. Sau 3 - 5 ngày là cho trùn ăn. Trong thời gian cho trùn ăn chúng ta lại chuẩn bị cho hồ bên cạnh.

Phân heo, gà: hình thức cũng giống phân bò nhưng hồ xây lớn gấp 2 lần hoặc phải 4 hồ liên tiếp vì thời gian ủ phân heo, gà dài khoảng 15 ngày.

Trong trường hợp khu vực không thu được phân bò, gà tươi chúng ta cũng thực hiện tương tự nhưng có thể thêm một số chất "dinh dưỡng" như rau củ, trái cây...(rác thải nông nghiệp) và nước cá, tôm thịt ngoài chợ... và thời gian ủ 5 - 6 ngày.

* Luợng thức ăn cần thiết cho trùn ăn hàng tháng khoảng 2,5 - 3,5 tấn/ 100m2.

Cách xử lý lục bình làm thức ăn nuôi trùn 


 Lục Bình - Món Ăn Mới Cho Trùn Quế

Cây lục bình – water hyacinth là loài cỏ đa niên, là thực vật thủy sinh xâm hại các dòng chảy chính trên mặt nước ở vùng Đồng bằng Sông Cửu Long và đông nam bộ. Hằng năm nhiều địa phương phải chi một khoảng kinh phí và nhân lực rất lớn để thu gom lục bình, làm sạch các dòng chảy cho sản xuất nông nghiệp, giảm ô nhiễm môi trường.

Cây lục bình có giá trị kinh tế cao nếu biết sử dụng một cách hợp lý như làm hàng thủ công mỹ nghệ, phân bón và làm thức ăn cho trùn quế.

Cách chế biến thức ăn cho trùn quế:

Sau khi vớt lục bình về, băm nhỏ, cho vào hồ trộn tỷ lệ 5/5 với phân bò, tưới nước thật ẩm, dùng tấm bạt phủ lên trên. Sau 20 ngày có thể lấy ra cho trùn ăn, nếu dùng thêm chế phẩm E.M thì thời gian rút ngắn còn 10 ngày.

Ta cũng có thể làm như sau:

  1. Sau khi vớt lục bình lên cho vào bao PP (loại bao cám cho heo), ém thật chặc, sau đó cột miệng bao lại, để ngoài nắng, Sau 1 tuần có thể cho trùn ăn được. nên ngưng cho ăn lục bình 15 ngày trước khi thu hoạch.
  2. Trứơc khi nhân luống mới, trải một lớp khoảng 15cm dưới đáy luống (loại đã ủ) sau đó thả giống và nuôi bình thường.

Sử dụng lục bình cho trùn ăn mang lại hiệu quả rất cao, vì lục bình có tính giữ ẩm tốt, cọng lục bình có hình ống là nơi trú ẩn và nguồn thức ăn dồi dào và nhiều dinh dưỡng cho trùn, theo kinh nghiệm của chúng tôi nuôi trùn quế kết hợp dùng lục bình và phân bò sữa, năng xuất trùn quế rất cao từ 100 – 120kg/ 100m2. Bên cạnh đó lục bình lại là một nguồn thức ăn giàu dinh dưỡng, miễn phí cho trùn quế giúp giảm giá thành cũng như chi phí mua phân bò, ngoài ra cần khai thác lục bình thường xuyên để làm giảm ô nhiễm môi trường.
 

 Cách Nuôi & Chăm Sóc Trùn
Cách Cho Ăn

Thường thì sau khi bỏ giống được 2 ngày thì chúng ta nên cho trùn ăn. trước khi cho trùn ăn chúng ta bơm thêm nước vào hồ thức ăn phải đảm bảo thức ăn múc ra phải loãng, sau đó múc ra thùng nhựa và cho trùn ăn. mỗi lần cho ăn ta dùng gáo nhựa tưới thành hàng ngang với luống trùn và hàng này cách hàng kia 10cm mỗi hàng rộng khoảng 15cm. Mỗi ngày sẽ cho ăn một lần và lần sau sẽ cho ăn khác với hàng  ngày hôm trứơc. Khi trùn đã lớn hoặc số lượng trùn nhiều hơn trong luống sau 20 hay 30 ngày nuôi, chúng ta nên trộn thức ăn đặt hơn và mỗi lần cho ăn nhiều hơn. lưu ý phải đảm bảo thức ăn được trộn nhuyễn hoàn toàn và trùn ăn hết hoàn toàn sau ỗi ngày.

Chú ý rằng không nên cho trùn ăn khi lượng thức ăn cũ còn quá nhiều, vì lượng thức ăn  bị tồn đọng phía dưới luống  làm cho trùn chỉ lo tập trung ăn và sống phía dưới luống mà không sống trên bề mặt. Điều này làm cho trùn giảm khả năng sinh sản.


 

1. Chất nền: Là yếu tố quan trọng cho trùn trong thời gian đầu sinh sống, là nơi trú ẩn khi trùn tiếp xúc với môi trường mới và phải đạt các yếu tố sau: tơi xốp, sạch, giàu dinh dưỡng... nếu chúng ta thả giống bằng sinh khối thì không cần thả chất nền mà nên bỏ trực tiếp phân bò lên luống.
 2. Nhiệt độ: Nhiệt độ thích hợp nhất cho trùn phát triển là từ 20o - 28oC. đối với bà co một số khu vực ở khu vực phía Bắc cần chú ý: vào mùa đông nhiệt độ xuống thấp, lúc này chúng ta cần che chắn kỹ, thắp đèn điện vào ban đêm sao cho luôn giữ nhiệt độ ở mức thích hợp, tránh trường hợp trùn bị ngủ đông.

 
 

3. Độ ẩm: Nước là thành phần quan trọng nhất của cơ thể trùn, chúng chiếm khoảng 65 - 80% trọng

 

lượng cơ thể trùn nên chúng ta phải thường xuyên kiểm tra độ ẩm trong luống bằng cách: Lấy tay nắm phần sinh khối trong chuồng sau đó thả ra, nếu thấy phần sinh khối còn giữ nguyên và tay ta chỉ ướt là đủ, nhưng nếu thấy nước chảy ra hoặc phần sinh khối bị vỡ và rơi xuống như vậy là quá ướt hoặc quá khô, thông thường theo cách trộn thức ăn mới này sẽ không cần tưới nước, nếu vào mùa nắng nóng có thể phun sương.

4. Ánh Nắng: Trùn rất sợ ánh nắng trực tiếp nên ta cần phải che chắn chuồng thật kỹ (dùng lưới lan là tốt nhất) vào ban ngày để tránh ánh nắng trực tiếp rọi vào chuồng làm cho trùn sợ và chui xuống phía dưới để sống.

5. Không khí: Khí Co2, H2S, SO3, NH4 là kẻ thù của trùn nên ta phải chắc chắn rằng thức ăn của trùn phải sạch và không có các thành phần hóa học gây bất lợi cho trùn, chuồng trại.

6. Kẻ Thù: Có rất nhiều địch hại của trùn trong (dế nhũi, cuốn chiếu, bồ hóng...) và ngoài luống (Ếch, nhái, chim, chuột...) (Đang cập nhật)

 
Sinh Sản Của Trùn

 Đây là loài sinh vật đất lưỡng tính, trên mỗi con trùn đều có cả bộ phận sinh dục đực (tinh hoàn) và bộ phận sinh dục cái (buồng trứng). Bộ phận sinh dục này nằm ở vị trí đốt thứ 18 đến 22 của trùn, lệch về phía đầu, đây được gọi là đai sinh dục. Ở đốt thứ 6 - 8 có hai lổ, đây là nơi có túi nhận tinh.

 Để sinh sản được trùn phải tiến hành việc thụ tinh chéo nhau, đầu con này áp vào phần đuôi của con kia (hìnhbên).

 

Tinh trùng của con này sẽ vào túi nhận tinh của con kia và tinh trùng sẽ tạm thời ở đó để chuẩn bị cho sự thụ tinh tiếp theo. Lúc này đai sinh dục dày lên, nhận một ít trứng rồi di chuyển lên phần trên đầu trùn và nhận tinh trùng ở túi đựng tinh, sau đó  thoát ra ngoài và tự thắt chặt hai đầu lại thành kén trùn .

Số lượng kén đẻ ra tuỳ thuộc vào giống trùn và tuổi trưởng thành của trùn. Sau khi kén được đẻ ra từ 2 đến 4 tuần thì có thể nở đọc hướng dẫn kỹ thuật (đây là yếu tố quan trọng quyết định sự thành công trong việc nuôi trùn quế). Trung bình mỗi kén sẽ nở ra từ 6 đến 20 trùn con và chỉ sau 70 ngày, trùn con đã thuần thục và trưởng thành.
 

Kén trùn có hình bầu dục (hình bên), lúc đầu sinh ra có màu vàng nhạt, sau đó chuyển dần sang màu nâu sẫm và lúc nở kén có màu xám đen.


Thời gian sinh sản của trùn liên tục quanh năm và cứ diễn ra trung bình một tuần một lần, đây là lý do tại sao sinh khối trùn quế của ta trong chuồng luôn luôn tăng theo cấp số nhân.
 


Cách Nhân Luống Mới
 

Sau khi thả giống đuợc 2 tháng, lượng trùn khá nhiều, trùn cũng đã thuần thục trong việc sinh sản (đạt độ tuổi khoảng 4tháng), lúc này chúng ta có thể thu hoạch hoặc nhân luống mới.

Trước khi nhân luống mới, bà con nên chuẩn bị một luống có kích thước tương đương luống củ, dùng xẽng xúc 1/2 luống củ từ trên xuống, kề cả phân, bỏ vào luống mới, trải đều.

Sau 1 ngày có thể cho luống mới ăn, hình thức cho ăn giống như thường nhưng tỷ lệ thức ăn ít hơn 1/2. đối với luống củ, trải đều và cũng cho trùn ăn bình thường. như vậy chúng ta đã có gấp 2 diện tích nuôi trùn rồi còn gì??
 


Cách Phòng & Chữa Bệnh
 

1. Bệnh no hơi: Do trùn ăn nhằm những loại thức ăn quá giàu "chất đạm" như phân bò sữa, heo... làm cho phân có mùi chua. Sau khi cho ăn, trùn có hiện tượng nổi lên trên mặt luống và trường dài sau đó chuyển sang màu tím bầm và chết. Cách tốt nhất khi phát hiện trường hợp này nên hốt hết phần phân lỡ cho ăn ra và tưới nước lên luống.

2. Bệnh trúng khí độc: Do đáy chất nền đã bị thối rữa, trong thời gian dài chất nền thiếu O2 làm cho khí CO2 chiếm lĩnh hết khe hỡ của chất nền, làm trùn chui lên trên lớp mặt. Cách khắc phục: Dùng cuốc chĩa xới toàn bộ mặt luống và tưới nước.

3. Ngoài ra thật chú trọng với các loại thuốc trừ sâu, xà bông, nước rữa chén... vì trùn sẽ lập tức chết khi tiếp súc.

4. Địch hại: Kiến, chim, cóc, nhái... là những địch hại nguy hiểm nhất của trùn quế. Đối với kiến hãy diệt tận gốc, dùng vật nhọn moi tận gốc của ổ kiến, xịch thuốc và vệ sinh thật sạch khu vực xung quanh trại.
 


Cách Thu Hoạch
 

Có nhiều phương pháp thu hoạch nhưng nhử mồi là phương pháp hữu hiệu nhất. Sau khi cho trùn ăn được 3 ngày, dùng tay hốt trên bề mặt luống, nơi chúng ta đã bỏ phân bò (vì chúng sẽ tập trung vào đây để ăn). Trải tấm nilon ngoài sân trống có ánh nắng càng tốt. Đổ phần hỗn hợp này lên tấm nilon, sau đó gạt bỏ phần phân trùn bên trên lần lượt vì khi trùn ra ngoài sợ ánh nắng nên trốn xuống phía dưới cho đến khi chỉ còn trùn. Chú ý rằng lớp phân trùn bên trên này không được bỏ làm phân mà cho trở lại luống để tiếp tục nuôi như là sinh khối, và trùn sẽ được nhân luống rất mau vì trong sinh khối này chứa rất nhiều kén  trùn. Đối với bà con nuôi trùn vào mục đích cải tạo đạm cho vật nuôi ở nhà, bà con nên áp dụng hình thức thu hoạch “cuống chiếu” .Lấy phần phân còn lại ta có được phân trùn.

Trong trường hợp luống đã đầy phân mà chúng ta không có chuồng mới (chuồng trống) để nhân giống hoặc vì trời mưa nhiều quá chúng ta không thể tách được trùn và phơi phân chúng ta có thể làm như sau: Xúc toàn bộ sinh khối trong chuồng đổ cao lên qua một bên chuồng, sau đó dùnTHU HOẠCH TRÙN QUẾg phên tre (là loại bồ được đan bằng tre) để chắn giữ lại, dùng cọc tre để giữ phên. Bỏ thức ăn mới vào phần bên chuồng trống, trùn sẽ nghe được mùi thức ăn mới và sẽ chui qua phần bên này để sống. Khi có điều kiện thích hợp ta sẽ bắt trùn hoặc trời nắng sẽ phơiphân trùn dễ dàng hơn.  

Đối với luống mới, sau 2 tháng chúng ta mới có thể thu hoạch được, nhưng đợt thu hoạch thứ 2 trở đi sẽ rút ngắn còn 25 – 35 ngày, điều này phụ thuộc hoàn toàn vào kỹ thuật nuôi của bà con. Nếu mật độ giống thả đạt yêu cầu, cộng với việc chăm sóc tốt, chúng ta sẽ thu 0,8kg - 1kg/1m2/lần thu hoạch.

Ưu điểm: Khác với tất cả các loại vật nuôi khác như: Gà, heo, ếch, cá… Trùn quế không cần tái đầu tư con giống nhưng hàng tháng chúng ta vẫn có thể thu hoạch đươc.
 


Cách Sấy Khô & Bảo Quản Trùn
 

Việc sấy khô trùn hoàn toàn không khó, nhưng nếu chúng ta không làm tốt thì sản phẩm có được không đạt theo yêu cầu hoặc bảo quản sẽ không được lâu.

Sau khi bà con thu hoạch trùn làm sạch phân xong, dùng cám gạo (loại cám có được từ xay lúa) tỷ lệ 1/3 nghĩa là cứ 3kg trùn cho vào 1kg cám, bà con lắc đều cho cám tẩm quanh trùn (có thể dùng bột bắp, bột gạo....cũng được). Sau khoảng 3 phút trùn sẽ chết, lúc này bà con có thể dùng sàng nhỏ để tách trùn ra hoặc để nguyên cám đem phơi cũng được (Nếu phơi chung với cám thì sẽ không bảo quản được lâu). (Lấy phần cám sau khi tách được trộn với thức ăn cho những chú heo, bò hoặc gà, vịt thường bị bệnh hoặc yếu ăn, chỉ sau một thời gian ngắn khả năng kháng bệnh của chúng sẽ thể hiện rõ rệt).

Sau khi phơi nắng được 2 ngày thì trùn đã khô (có thể bỏ trực tiếp trong chảo, để lên bếp than và đảo đều nếu trời nắng không tốt). Trùn khô có màu nâu sẫm và có mùi thơm đặc trưng, đem xay thành bột và bảo quản nơi khô, ráo. Trùn sấy khô có thể để lâu không bị mất mùi hoặc hư hỏng.

 

Đạm Chất béo Chất xơ Calcium P
62% - 71,5% 2,8% 3,3% 0,88% 0,54%

 

 Trên đây là thành phần chất có được trong trùn sấy khô, với tất cả thành phần các Acid-amin và các khoáng chất như đạm, chất xơ, calcium rất có lợi cho sự phát triển của đàn gia súc, gia cầm, như vậy bà con ta có thể tin chắc rằng việc nuôi trùn quế là ta tự tạo ra nhà máy chế tạo đạm tại gia từ chính nguồn chất thải do đàn gia súc, gia cầm tạo ra.
 
 Với mật độ cho ăn dặm (1 - 2 lần/ tuần, 10g/ con/ lần) trong nguồn thực phẩm hàng ngày hoặc trộn liên tục với thức ăn hàng ngày trong vài ngày đối với đàn gia súc, gia cầm bị bệnh quả là một liều thuốc bổ, giúp vật bệnh mau chóng hồi phục, ăn ngon, hấp thụ tốt.
 
 Theo kinh nghiệm từ một số ứng dụng ở các trại chăn nuôi thì đối với heo thịt nếu cho ăn dặm trùn liên tục trong quá trình nuôi sẽ giảm thời gian nuôi xuống còn 80 ngày thay vì 90 hoặc 100 ngày, đối với vịt cũng vậy. Ngoài ra, chất lượng sản phẩm có được rất tốt, thịt săn, chắc, ít mỡ..giá thành cao.
 


Phân loại trùn trên thế giới.
 

Trên thế giới tồn tại hàng ngàn giống trùn, chúng được phân thành 3 nhóm chính EPEIGEIC (eisenia foetida, eudrilus eugenie (nigerian), perionyx excavatus etc.), ENDOGEIC (pentoscolex sps. eutopeius sps. drawida sps etc.) VÀ ANECEIC (polypheretima elongata, lampito maruti etc.). Việc phân chia này chủ yếu dựa trên 2 yếu tố chính: tập tính ăn và tạo chất thải

EPEIGEIC

Còn được gọi là trùn đỏ hay trùn ăn phân, tập tính ăn của chúng thường là trên bề mặt đất với tất cả các loại chất hữu cơ, xác và chất thải động vật. Chúng phân huỷ chất hữu cơ nhưng không có vai trò cải tạo đất. Chính những tập tính ăn tạp như vậy nên nhóm trùn này thường thì cung cấp đạm rất cao, bên cạnh đó vì chúng thường sống trên bề mặt đất nên tiếp xúc với rất nhiều kẽ thù, vì thế mà trong cơ thể trùn chứa hàm lượng enzym rất cao. Đây là nhóm trùn dùng để làm thức ăn cho gia súc, gia cầm, thủy,hải sản... Bên cạnh đó, ngày nay ở các nước tiên tiến trên thế giới như: Canada, Mỹ, Úc, Nhật...người ta sử dụng nhóm trùn này để xử lý chất thải nông nghiệp và công nghiệp nhằm tránh gây ô nhiễm môi trường. Eisenia foetida, Eudrilus eugenie (nigerian), Perionyx excavatus....

AN PHÚ FARMANECEIC:

Còn được gọi là trùn đào đất và sống theo hàng thẳng đứng trong lòng đất, có khi đào hang sâu trong lòng đất cả 3m. Chúng ăn cả chất hữu cơ và khoáng chất trong đất, sau đó thải phân trên khắp hang chúng đi. Vào ban đêm chúng lên trên mặt đất để ăn và bắt cặp, chúng có quai hàm rất lớn và nghiền nát tất cả các chất thải hữu cơ. Vì thế chúng rất có lợi cho việc cải tạo đất, bên cạnh đó, vì nhóm trùn này rất lớn nên người ta còn sử dụng làm mồi câu cá. Lumbricus, Polypheretima elongata, Lampito maruti....

ENDOGEIC:

Đây là giống trùn có tập tính ăn các khoáng chất trong đất hơn là chất hữu cơ, chúng di chuyển hàng ngang trong đất vì thế chúng không có tác dụng trong phân hủy chất hữu cơ và thường xuyên di chuyển từ nơi này đến nơi khác. Giống trùn này cũng dùng để sử lý đất nhưng không tốt bằng Aneceic. Pentoscolex sps. Eutopeius sps. Drawida sps...


 


Số lượt đọc: 2208 Về trang trước Về đầu trang
Các tin khác