Trồng rau muống nước chi phí thấp, dễ chăm sóc. Rau ăn giòn,
ngọt và đậm hơn rau muống cạn, rau muống nước được người tiêu dùng ưa chuộng và
tiêu thụ mạnh ở thị trường nội địa.
Thời vụ: rau muống nước được cấy ra ruộng từ tháng 3-8. Thu hoạch từ tháng 4-11 hàng năm.
Chuẩn bị giống
Căn cứ vào màu sắc của thân, chia làm 2 loại: giống rau thân trắng (xanh) và giống thân đỏ. Dựa vào kích thước lá chia làm 3 loại rau muống: Rau muống lá to, lá vừa và lá nhỏ.
Giống được lấy từ các ruộng trồng của năm trước đến tháng 3 năm sau, khi rau nảy mầm, tưới thúc nước phân hoai mục kết hợp với phân đạm và tro bếp để lấy giống đưa ra ruộng cấy (tiêu chuẩn mầm giống cỡ 25-30 cm). Lượng giống cần từ 650-750 kg/ha. Chỉ hái các cành tẻ, không hái các cành quá non.
Làm đất
Chọn đất thịt nhẹ, cát pha có độ pH: 5,5-6,5, chủ động nước, cách ly khu vực có chất thải công nghiệp từ 1-2 km, với chất thải thành phố ít nhất 200 m, cách xa đường quốc lộ ít nhất 100 m, không tồn dư hóa chất độc hại, dư lượng kim loại nặng rất nhỏ. Đất trồng phải được làm kỹ, san phẳng ruộng, làm sạch cỏ. Trước khi trồng cần bón phân lót.
Mật độ, khoảng cách
Nên cấy theo hàng, khoảng cách giữa các hàng là 15 cm để tiện chăm sóc và thu hái.
Thu hái, để giống
- Sau cấy 20-25 ngày hái lứa đầu.
- Khi hái để lại 2-3 đốt thân trên mặt nước (hái sát gốc cây bị ngập sẽ không mọc lại).
- Sau khi hái, tùy thuộc điều kiện chăm sóc, nhiệt độ và lượng nước điều chỉnh trong ruộng thời gian thu hái từ 18-25 ngày/lứa.
- Để chuẩn bị giống cho năm sau, từ cuối tháng 9, chọn chân đất thấp ruộng tốt, cày bừa đất kỹ và cấy lại, lúc này cần cấy dày 45-50 bụi/m2.
Bón phân
Lượng phân bón như sau: Phân chuồng hoai mục 15-20 tạ/ha, phân đạm urê: 330 kg/ha, phân lân supe: 420-550 kg/ha, phân kali sulfat: 80-90 kg/ha.
Không thể dùng phân chuồng tươi, phân tươi để bón, có thể dùng phân hữu cơ sinh học, hoặc phân rác chế biến thay thế phân chuồng với lượng bằng 1/3 lượng phân chuồng.
Cách bón: Bón lót bằng toàn bộ phân chuồng + lân + 2 kg urê + 1 kg
Bón thúc: lượng phân còn lại được bón thúc làm nhiều lần, mỗi lần 1,5 kg urê, 0,2-0,4 kg kali sulfat cho một công sau mỗi đợt thu hái.
Rau muống ít gặp bệnh hại mà thường gặp nhiều loài sâu hại như sâu khoang, sâu ba ba, bọ đầu đỏ tập trung phá hại nặng từ tháng 3.
- Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc hành tây thủy canh (27/11/2017)
- Hướng dẫn cách trồng hành lá thủy canh đơn giản tại nhà (25/11/2017)
- Hướng dẫn cách trồng dưa lưới thủy canh đạt năng suất cao (25/11/2017)
- Hướng dẫn trồng nấm theo phương pháp thủy canh (25/11/2017)
- 4 bước xây dựng hệ thống thủy canh tại nhà với chi phí thấp (25/11/2017)
- Khởi nghiệp bằng trồng rau thủy canh khó hay dễ? (25/11/2017)
- Làm thế nào để rau trồng thủy canh luôn xanh tươi? (25/11/2017)
- Công nghệ tưới tự động mang lại lợi ích gì khi trồng rau thủy canh? (25/11/2017)
- Tổng hợp một số loại rau dễ trồng bằng phương pháp thủy canh (25/11/2017)
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc dâu tây thủy canh (25/11/2017)