Kỹ thuật trồng cây thủy canh có khá nhiều ưu điểm thuận lợi đó là không mất nhiều thời gian chăm sóc, không phải tưới thường xuyên và không dùng đất nên khu vực trồng cây luôn sạch sẽ lại tạo được điểm nhấn ấn tượng cho không gian nhà bạn.
Không chỉ vậy, trồng cây thủy canh còn mang lại nhiều ý nghĩa đó là điều tiết khí, xua tan đi những điều không may mắn để mang lại niềm vui trong cuộc sống hàng ngày.
Kỹ thuật trồng cây thủy canh bằng bình thủy thủy tinh hay lọ thủy tinh đều rất đẹp, thẩm mỹ cao. Ảnh minh họa
Điều kiện thích hợp trồng cây thủy canh
Phương pháp trồng cây thủy canh khá thuận lợi ở chỗ không cần quá nhiều ánh sáng nên rất thích hợp cho dân văn phòng. Hoặc nếu không thường xuyên chăm sóc cây vẫn sống tốt.
Các loại cây trồng thủy canh thích hợp
Trồng cây thủy canh có thể áp dụng cho nhiều loại cây từ Bà trầu Đế Vương, cây Không khí, các loài hoa như Thủy tiên, thậm chí cả xương rồng vốn không cần nước...
Kỹ thuật trồng cây thủy canh trong lọ thủy tinh
Kỹ thuật trồng cây thủy canh hiện nay có thể áp dụng theo phương pháp thủy canh được chia làm 2 loại. Thứ nhất là trồng hoa thủy canh đại trà nhưng nếu trồng theo cách đại trà đòi hỏi công nghệ cao nên khó thực hiện. Thứ 2 là trồng hoa trong các chậu, bình thủy tinh sẽ dễ dàng hơn. Có thể áp dụng ở nhiều loại bình khác nhau từ dài, tròn, vuông.. miễn sao rễ cây có thể thoải mái phát triển.
Để tiến hành trồng cây thủy canh được ngoài sử dụng nước thông thường ra chúng ta phải mua nước dung dịch tại các cửa hàng bán cây hoa. Dung dịch thủy canh là hỗn hợp các vi chất dinh dưỡng và khoáng chất cho cây phát triển. Ngoài ra, nó còn đóng vai trò thiết yếu trong phương pháp thủy canh. Dung dịch thủy canh mua về được pha với nước theo tỷ lệ ghi sẵn trên vỏ hộp nên chẳng cần phải có nhiều kinh nghiệm cũng trồng được cây theo phương pháp này.
Kỹ thuật trồng cây thủy canh tương đối đơn giản, dễ chăm sóc. Ảnh minh họa
Cách chăm sóc cây thủy canh
Trồng cây thủy canh có thể tiết kiệm được rất nhiều thời gian chăm sóc. Nếu trồng trong lọ thủy tinh, khoảng một tuần cần thay nước cho cây một lần. Còn nếu trồng trong thùng xốp, nước lâu cạn hơn thì phải cả tháng mới thay nước. Khi thay nước cần phải đảm bảo là nước sạch không phèn, không vôi, không mặn, không clo, nếu sử dụng nước máy ta hứng nước để khoảng một đêm hoặc mang ra phơi nắng cho clo bay hơi hết. Sử dụng nước máy cho việc trồng cây trong nước là tốt nhất.
Vào mùa nắng khoảng 3-5 ngày ta thay nước một lần, vào mùa mưa hay lạnh khoảng 7-10 ngày ta thay nước một lần. Trường hợp khi phát hiện cây bị thối rễ do nhiệt độ cao hay do bón nhiều phân, phải lập tức thay nước đồng thời cắt bỏ những rễ thối, thay nước hàng ngày cho đến khi cây mọc rễ mới và phát triển bình thường.
Bón phân cho cây thủy canh
Cũng giống như cây trồng trong đất, cây trồng trong nước cũng cần phải bón phân. Khi bón phân cần thận trọng liều lượng, nếu quá liều sẽ làm cháy lá, nặng thì cây yếu và ủ rũ khó mà cứu chữa. Ngoài ra chúng ta cũng nên bổ sung thêm nhiều dung dịch thủy canh. Hiện tại có nhiều loại dung dịch dùng cho cây trồng trong nước được bán trên thị trường, khi sử dụng chúng ta cần tuân theo hướng dẫn và bảo quản dung dịch nơi thoáng mát. Việc bổ sung dung dịch dinh dưỡng có thể thực hiện cùng lúc với việc thay nước.
Việc trồng trong bình thủy tinh là để đảm bảo tính thẩm mỹ cao nên bạn hãy đặt ở những nơi sang trọng như bàn làm việc, phòng khách và cũng có thể treo bên cửa sổ.
An Dương
- Hướng dẫn làm thùng trồng cây dạng thuỷ canh cải tiến (01/03/2017)
- Trồng rau bằng kỹ thuật thủy canh không hồi lưu (01/03/2017)
- Các kỹ thuật thủy canh (01/03/2017)
- Kỹ thuật trồng cây lá màu thủy canh (01/03/2017)
- Trồng rau thủy canh (01/03/2017)
- Quy trình kỹ thuật sản xuất rau thủy canh (01/03/2017)
- Kỹ thuật trồng rau thủy canh trong thùng xốp đơn giản, an toàn, tiện lợi (01/03/2017)
- Cách phòng trừ bệnh hại cây măng tây xanh (01/12/2016)
- Chăm sóc, khai thác măng tre điền trúc (01/12/2016)
- Để tre Bát Độ ra nhiều măng (01/12/2016)