Vai trò của sắt và cách bổ sung sắt chelate vào aquaponics
12/04/2017
Sắt có vai trò tạo ra hemoglobin giúp vận chuyển máu ở động vật, và tạo ra chất diệp lục để quang hợp ở thực vật. Không may là sắt có hoạt tính rất mạnh, khi kết hợp với chất khác, cây trồng khó mà hấp thụ được, nhất là khi pH cao.

Sắt có 2 dạng ion, Fe2+ và Fe3+. Một số người bổ sung sắt vào aquaponic bằng cách ném đồ bằng sắt vào bể cá, đây là cách bổ sung Fe3+, nhưng cây trồng không hấp thu được loại này.

Kỹ thuật chelation
Đây là kỹ thuật kết hợp ion Fe2+ với phân tử hữu cơ (chelatins) để tạo ra hợp chất sắt có thể hòa tan trong nước (tương tự đối với các ion kim loại khác).

Trong tự nhiên, rễ thực vật thải ra các chất chelatins để hòa tan sắt, một số người cũng đã thử nghiệm trồng kết hợp các loài cây thải nhiều chất chelatins để “bắt” sắt trong nước, tuy nhiên bài viết này không đi sâu vào vấn đề đó.
Trong nước trà (polyphenol) và than bùn (axit humic) cũng có chất chelatins.

Các loại sắt chelate:
  • FeEDTA. Đây là loại chelate hơi độc, thường dùng như là một loại thuốc diệt cỏ, không nên dùng trong aquaponics. FeEDTA cũng chỉ hiệu quả trong khoảng pH từ 6.3 – 6.4.
  • FeDTPA. Đây là chất được khuyên dùng cho aquaponic, cây trồng có thể hấp thụ trong khoảng pH từ 6.0 – 7.5.
  • FeEDDHA. Đây là dạng sắt chelate hoàn thiện nhất, có thể hòa tan trong khoảng pH rất rộng, tuy nhiên cũng đắt và khó kiếm.
Khi mua nên chọn nhà cung cấp có uy tín để tránh nhiễm độc asen hoặc chì.

Khi nào thì bổ sung sắt chelate?
Bổ sung với liều lượng 2mg/lít 3 tuần một lần. Hoặc dùng Sulphat Sắt (ít hiệu quả hơn sắt chelate) để bón nhanh qua lá.


Số lượt đọc: 2793 Về trang trước Về đầu trang
Các tin khác