Trong hệ thống thủy sản tuần hoàn (RAS), bộ lọc vi sinh là một bộ phận quan trọng vì thiếu diện tích bề mặt. Lọc vi sinh thường làm từ bồn chứa, thùng phi, bên trong là các loại hạt lọc và được sục khí liên tục.
Tại sao pH ảnh hưởng đến chu trình nitơ?
Mỗi loại sinh vật trong aquaponic đều có dải pH phù hợp khác nhau. Nhưng để sống chung cùng một hệ thống, tất cả phải thỏa hiệp, mức pH phù hợp cho cả 3 là từ 6-7. Ở pH bằng 7, quá trình nitrat hóa diễn ra mạnh nhất, giảm dần khi pH xuống 6, ở dưới 6 thì quá trình nitrat hóa gần như dừng lại.
Quá trình nitrat hóa tạo ra axit nitric, làm giảm pH nước, đây là lý do chính mà nông dân aquaponic thường xuyên phải tăng pH. Mặc dù vậy, pH còn ảnh hưởng nhiều yếu tố như độ kiềm, khả năng đệm của nước, các thành phần hóa học trong nước và nhiệt độ.
Cách tốt nhất để tăng pH là dùng canxi hydroxit Ca(OH)2 hoặc kali hydroxit KOH, vừa tăng pH vừa bổ sung canxi và kali cho aquaponic.
Vi khuẩn từ đâu đến?
Các loại vi khuẩn nói trên luôn tồn tại trong tự nhiên, sau một thời gian cũng xuất hiện trong aquaponic, tốc độ phát triển và sinh sôi phụ thuộc vào nhiệt độ, pH, độ mặn, diện tích bề mặt và tốc độ dòng chảy.
Một số nông dân tăng tốc quá trình này bằng cách thêm amoniac trước khi bỏ cá vào, hoặc bổ sung men vi sinh.
Làm sao để biết vi khuẩn đã xuất hiện?
Vi khuẩn không thể nhìn thấy bằng mắt thường, cách tốt nhất là kiểm tra nồng độ amoniac, nitrit và nitrat. Khi bắt đầu nuôi cá, nồng độ amoniac tăng trong vài tuần đầu, sau đó nồng độ nitrit cũng tăng lên cùng lúc amoniac giảm xuống. Sau khoảng 10 ngày, nitrat cũng tăng lên cùng lúc với nitrit giảm xuống. Đó là dấu hiệu của vi khuẩn đã xuất hiện và phát triển.
Có cần thiết phải dùng bộ lọc vi sinh?
Cơ bản toàn bộ hệ thống aquaponic là một bộ lọc vi sinh. Nếu hệ của bạn là Media bed hoặc DWC nuôi cá ở mật độ thấp thì không cần thiết phải lắp thêm bộ lọc riêng. Tuy nhiên cũng cần phải tìm hiểu về lọc vi sinh và vi khuẩn để hiểu cách hoạt động của aquaponic, qua đó có thể khắc phục các vấn đề về chất lượng nước, sức khỏe cá và thực vật.
- Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc hành tây thủy canh (27/11/2017)
- Hướng dẫn cách trồng hành lá thủy canh đơn giản tại nhà (25/11/2017)
- Hướng dẫn cách trồng dưa lưới thủy canh đạt năng suất cao (25/11/2017)
- Hướng dẫn trồng nấm theo phương pháp thủy canh (25/11/2017)
- 4 bước xây dựng hệ thống thủy canh tại nhà với chi phí thấp (25/11/2017)
- Khởi nghiệp bằng trồng rau thủy canh khó hay dễ? (25/11/2017)
- Làm thế nào để rau trồng thủy canh luôn xanh tươi? (25/11/2017)
- Công nghệ tưới tự động mang lại lợi ích gì khi trồng rau thủy canh? (25/11/2017)
- Tổng hợp một số loại rau dễ trồng bằng phương pháp thủy canh (25/11/2017)
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc dâu tây thủy canh (25/11/2017)