Cách pha chế dung dịch thủy canh đơn giản
Dung dịch thủy canh thường gồm các nguyên tố: Bo, Canxi, Cacbon, clo, đồng, sắt, mangan, nito, oxy, photpho, kali, natri, lưu huỳnh, kẽm,… được pha theo tỉ lệ nhất định. Cách pha dung dịch trồng rau thủy canh khá đa dạng theo từng loại rau, thay đổi linh hoạt theo đặc thù thời tiết mỗi mùa, nhu cầu tại địa phương và điều kiện trang bị. Nhìn chung, dù pha chế theo công thức nào thì cũng cần đảm bảo có 2 lọ dung dịch A và B.
Sau đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn chi tiết cách pha dung dịch thủy canh theo công thức Hoagland. Công thức này đang được áp dụng khá phổ biến hiện nay, phù hợp với nhiều loại rau củ:
- Pha bình A: Cân 95.2 gram Ca(NO3)2 vào ca nước 01 lít và khuấy đều
- Pha bình B: Bạn cần cân đầy đủ các hợp chất sau: 3.9 gram KNO3, 26.9 gram KH2PO4, 42.3 gram K2SO4, 30.8 gram MgSO4, 0.015 gram ZnSO4, 0.02 gram H3BO3, 0.115 gram MnSO4, 0.01 gram CuSO4, 0.003 gram NH4Mo7O24, 0.64 gram FeSO4, 0.86 gram Na-EDTA. Cho lần lượt các hóa chất vào ca 01 lít và khuấy đều.
- Sau đó, bạn có thể tiến hành pha như sau: Lấy 1 xô 10 lít nước, rót 100 ml dd cốt A vào khuấy đều. Sau đó cũng rót 100 ml dd cốt B vào xô và khuấy đều. Đo nồng độ dinh dưỡng (PPM) sao cho đạt mức cần thiết. Nếu PPM sau khi pha cao, bạn có thể pha loãng bằng nước. Nếu thấp, bạn có thể hòa tiếp dung dịch A, B vào thùng chứa.
Một số lưu ý khi pha chế dung dịch thủy canh
- Cách pha chế dung dịch thủy canh khá phức tạp nên trước khi pha bạn cần chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ cần thiết như: ca đựng nước, thùng chứa, cân,… Cần chuẩn bị găng tay, khẩu trang khi tiếp xúc với hóa chất.
- Hỗn hợp dùng cho mùa đông và mùa hè phải phù hợp với thời vụ
- Nếu mua sẵn các dung dịch thủy canh dạng bột, cần đọc kỹ hướng dẫn của mỗi nhà sản xuất để pha chế sao cho phù hợp nhất với từng loại rau.
- Điều chỉnh nồng độ PH và PPM hợp lý. Bạn có thể tham khảo bảng nồng độ dinh dưỡng thủy canhcho từng loại cây dưới đây:
Tên cây trồng | PPM | PH |
Bắp cải | 1750 – 2100 | 6.5-7.0 |
Bắp cải mini | 1750-2100 | 6.5-7.5 |
Xà lách | 560 – 840 | 5.5 – 6.5 |
Cà chua | 1400 – 3500 | 5.5 – 6.5 |
Súp lơ xanh | 1960 – 2450 | 6.0-6.5 |
Súp lơ trắng | 1050-1400 | 6.0-7.0 |
Cà rốt | 1120-1400 | 6.3 |
Dưa leo | 1190-1750 | 5.8- 6.0 |
Hành củ | 980-1260 | 6.0- 6.7 |
Khoai tây | 1400-1750 | 5.0- 6.0 |
Củ cải | 840-1540 | 6.0-7.0 |
Khoai lang | 1400-1750 | 5.5- 6.0 |
Rau bina | 1260-1610 | 5.5- 6.6 |
Rau muống | 1400 – 1600 | 5.3 – 6.0 |
Húng quế | 840 – 1050 | 6 – 7 |
Kinh giới/ tía tô | 1120 – 1400 | 6.9 |
Cải xanh | 1900 – 2450 | 6 – 6.8 |
Diếp xoăn | 1100 – 1680 | 5.5 |
Trên đây là một số thông tin tổng quan về cách pha chế dung dịch thủy canh. Hi vọng nó sẽ là những gợi ý hữu ích bạn có thể tham khảo cho hệ thống trồng rau thủy canh của gia đình.
- Gợi ý cách cải tạo đất trồng rau sạch trong thùng xốp (01/12/2017)
- Trồng rau sạch và một số yếu tố cần quan tâm (01/12/2017)
- Trồng rau sạch tại nhà: bón phân như thế nào là đúng cách? (01/12/2017)
- Sử dụng rau sạch thủy canh phòng tránh ngộ độc thực phẩm (01/12/2017)
- Trồng rau thủy canh có phát tán muỗi gây sốt xuất huyết? (01/12/2017)
- Rau thủy canh có thật sự an toàn cho sức khỏe? (01/12/2017)
- Kiểm tra nồng độ dinh dưỡng của dung dịch thủy canh bằng thiết bị nào? (30/11/2017)
- Gợi ý cách xử lý giá thể trồng rau thủy canh (30/11/2017)
- Vì sao nên dùng chậu trồng chuyên dụng khi trồng rau bán thủy canh? (30/11/2017)
- Vì sao cần dùng ống nhựa thủy canh khi trồng rau? (30/11/2017)