Phương pháp trồng rau thủy canh có tồn tại nhược điểm?
22/11/2017

Phương pháp trồng rau thủy canh là công nghệ trồng rau sạch được ứng dụng phổ biến hiện nay, đặc biệt là tại các khu vực thành thị. Phương pháp trồng này được ghi nhận với rất nhiều ưu điểm về tính tiện dụng và năng suất cây trồng. Nhưng có phải vì thế mà nó không tồn tại nhược điểm?

rước khi nhắc đến nhược điểm, không thể phủ nhận những ưu điểm mà phương pháp trồng rau thủy canh mang lại. Đây là cách trồng rau không cần đất mà trồng trực tiếp với môi trường dinh dưỡng trên các giá thể như trấu, vỏ xơ dừa, than bùn, bông khoáng,… cung cấp dưỡng chất bằng dung dịch thủy canh.

Ưu điểm của phương pháp trồng rau thủy canh

rau dinh dưỡng cao

  • Linh hoạt trong mọi vị trí trồng, có thể tận dụng khoảng trống nơi ban công hay trước hiên nhà. Rất thích hợp với khu vực thành thị, nơi có diện tích đất trồng hạn chế, không gian trồng nhỏ hẹp
  • Sử dụng dung dịch dinh dưỡng thủy canh để cung cấp dưỡng chất cho cây nên cây trồng phát triển xanh tốt, hạn chế sâu bệnh, đảm bảo năng suất cây trồng cao hơn từ 20 – 30% so với phương thức trồng truyền thống.
  • Áp dụng cách trồng rau sạch thủy canh, rau trồng không bị lây nhiễm mầm bệnh trong đất, hạn chế tối đa sự phát triển của côn trùng, cỏ dại,… không tốn kém chi phí sử dụng thuốc kích thích hay thuốc bảo vệ thực vật mà lại mang đến nguồn rau sạch, an toàn.
  • Có thể chủ động kiểm soát được lượng dinh dưỡng cũng như các điều kiện phát triển của cây nên có thể trồng xen nhiều vụ, trồng trái vụ.
  • Cùng một diện tích trồng, có thể trồng được nhiều loại rau theo từng tầng, từng bậc, đáp ứng nhu cầu sử dụng đa dạng của gia đình, tiết kiệm tối đa diện tích trồng.
  • Có thể xây dựng hệ thống bơm tưới tự động, không cần tốn nhiều thời gian chăm sóc, tiết kiệm thời gian và công sức cho người trồng, phù hợp với nhịp sống bận rộn của cuộc sống hiện đại.
  • Trồng rau bằng phương pháp thủy canh tạo không gian sống xanh, thân thiện với môi trường, an toàn cho sức khỏe.

Nhược điểm của phương pháp trồng rau thủy canh

Dự án trồng rau thủy canh sạch tại xã Cao Đoài - Hưng Yên

Dù là kỹ thuật hay công nghệ hiện đại đến đâu cũng sẽ vẫn tồn tại nhược điểm. Và phương pháp trồng rau thủy canh cũng không nằm ngoài điều ấy. Bên cạnh nhiều ưu điểm vượt trội, phương pháp này vẫn tồn tại một số nhược điểm:

  • Nếu trồng với quy mô lớn thì chi phí lắp đặt hệ thống và nguyên liệu trồng rau thủy canh khá cao so với phương pháp trồng truyền thống.
  • Do trồng bằng dung dịch thủy canh nên việc pha chế đòi hỏi tính chính xác cao, đúng liều lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất, tránh tình trạng rau bị thừa hay thiếu dưỡng chất, ảnh hưởng tiêu cực đến cây trồng. Việc chọn mua dung dịch thủy canh cũng cần chọn đúng loại, nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng và rất khó để có thể tự pha chế dung dịch thủy canh nếu không am hiểu về chuyên môn, về các hợp chất hóa học cũng như đặc điểm sinh trưởng của rau trồng.
  • Rau thủy canh sống trong nước nên khi thu hoạch, nếu không bảo quản đúng cách sẽ nhanh héo vì lượng nước giảm mạnh.

Một số lưu ý khi chăm sóc rau trồng thủy canh

  • Đặt hệ thống rau trồng thủy canh tại những nơi có ánh sáng, ánh nắng mặt trời, tạo điều kiện tốt cho cây quang hợp, phát triển
  • Những ngày nắng hè nóng nực, ánh nắng chiếu trực tiếp có thể làm tăng nhiệt độ, héo cây hay làm thay đổi nồng độ PH trong dung dịch. Nước mưa rơi vào thùng chứa dung dịch có thể làm thay đổi nồng độ PPM nên cần che chắn cẩn thận cho cây.
  • Thường xuyên kiểm tra nồng độ dinh dưỡng bằng bút đo PHbút đo PPM để đảm bảo lượng dinh dưỡng phù hợp theo từng giai đoạn phát triển của rau trồng.
  • Cung cấp thêm nước sạch cho rau, nhất là trong những ngày nắng nóng.

Như vậy, có thể thấy trồng rau sạch tại nhà bằng phương pháp thủy canh vẫn còn tồn tại một số ít nhược điểm nhưng nhìn chung đây là kỹ thuật trồng tiên tiến, mang lại nhiều lợi ích thiết thực, cung cấp nguồn rau sạch, an toàn cho gia đình. Vì thế, phương pháp này đang ngày càng được ứng dụng nhiều trong mô hình trồng rau sạch.

 


Số lượt đọc: 3089 Về trang trước Về đầu trang
Các tin khác