Để trả lời cho câu hỏi dung dịch thủy canh có an toàn không trước hết bạn cần biết các thành phần cơ bản trong dung dịch thủy canh cũng như vai trò của nó với sự phát triển của cây trồng.
Thành phần trong dung dịch thủy canh
Dung dịch trồng rau thủy canh là hỗn hợp các vi chất, khoáng chất, và các chất dinh dưỡng dưới dạng các i-on có thể hòa tan, để cây hấp thụ, nuôi dưỡng cây giúp cây phát triển. Các chất này cũng có đủ thành phần dưỡng chất như trong đất trồng. Rễ cây sẽ tiếp xúc trực tiếp với dung dịch thủy canh giống như cây trồng hấp thụ dinh dưỡng từ đất.
Dung dịch thủy canh thường gồm các nguyên tố: Bo, Canxi, Cacbon, clo, đồng, sắt, mangan, nitơ, oxy, photpho, kali, natri, lưu huỳnh, kẽm,… được pha theo tỉ lệ nhất định. Các nguyên tố này thường được chia thành 2 nhóm: Nhóm đa lượng là những nguyên tố được cây sử dụng nhiều như phốt pho, nitơ, kali, canxi, manhê, lưu huỳnh… và nhóm vi lượng là những nguyên tố mà cây sử dụng ít hơn như đồng, kẽm, sắt, clo, molypden, mangan…
Dung dịch thủy canh an toàn cần đảm bảo các yếu tố nào?
Hiện có rất nhiều loại hóa chất có thể sử dụng để cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng thủy canh. Tuy nhiên, để chọn được loại hóa chất phù hợp, cần chú ý đến khả năng hòa tan trong nước, khả năng cung cấp nhiều dưỡng chất, tính phù hợp của nguyên tố ấy với đặc điểm sinh dưỡng cây trồng; đồng thời cũng chú ý đến các chất gây độc, gây ô nhiễm… của hóa chất khi cung cấp cho cây trồng thủy canh, nhất là các loại rau thủy canh – nguồn thực phẩm được sử dụng phổ biến cho các bữa ăn hàng ngày.
Vậy thế nào là dung dịch thủy canh an toàn? Dung dịch thủy canh an toàn cần đảm bảo các yếu tố: gồm các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của cây, đảm bảo năng suất cây trồng; được pha theo đúng tỉ lệ giúp cây phát triển xanh tốt và chất lượng rau trồng sạch, không chứa chất độc hại gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Dung dịch thủy canh có an toàn không?
Dung dịch dinh dưỡng thủy canh sẽ an toàn nếu được pha theo đúng kỹ thuật, đúng hàm lượng các chất và tỉ lệ các nguyên tố, điều chỉnh nồng độ PH và PPM hợp lý bằng bút đo PH và bút đo nồng độ PPM. Với những dung dịch thủy canh pha sẵn, đã được chuẩn hoá theo tiêu chuẩn quốc tế, kiểm nghiệm về chất lượng cũng như hàm lượng từng nguyên tố hóa học trong dung dịch thì bạn có thể yên tâm về tính an toàn của sản phẩm bởi nó đã được các chuyên gia nghiên cứu phù hợp theo đặc thù sinh trưởng của mỗi loại rau. Theo đó, sẽ cung cấp đủ dưỡng chất cho rau phát triển nhưng không xảy ra hiện tượng dư thừa chất dinh dưỡng, không ảnh hưởng đến chất lượng hay hàm lượng dinh dưỡng của rau, mang đến nguồn rau sạch, an toàn với sức khỏe người dùng.
Ngược lại, nếu bạn tự pha dung dịch thủy canh mà chưa hiểu rõ về đặc điểm sinh trưởng của cây rau, phản ứng của các hợp chất hóa học thì rất khó để pha được dung dịch đúng chuẩn. Sử dụng dung dịch thủy canh không phù hợp, không những khiến cây khó phát triển, không năng suất mà chất lượng rau trồng cũng không được đảm bảo, rất dễ bị dư thừa dưỡng chất (thừa nitrat), chất lượng rau sau thu hoạch không được đảm bảo, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe người dùng.
Một số lưu ý sử dụng dung dịch trồng rau thủy canh an toàn
- Lựa chọn đúng dung dịch thủy canh phù hợp với mỗi loại rau cũng như theo từng mùa vụ ( tốt nhất nên chọn mua dung dịch của những đơn vị uy tín để đảm bảo dung dịch sử dụng nguyên liệu chất lượng và phù hợp với cây trồng )
- Trong quá trình sử dụng cần tuân thủ đúng theo công thức pha chế dung dịch, theo khuyến cáo của nhà sản xuất bởi mỗi cây trồng cần có những công thức pha riêng
- Cần tránh nước mưa đổ dồn lên cây, tránh tình trạng dung dịch thủy canh bị pha loãng ( có thể dùng ni lông làm mái che cho cây)
- Khi trồng rau thủy canh, không cho dung dịch ngập hết bộ rễ, chừa phân nửa bộ rễ nằm trên mặt dung dịch tránh trường hợp cây bị nghẹt thở
- Cần cho cây quang hợp mỗi ngày
- Khi thời tiết nắng gắt, cần phun nước bổ sung cho rau
- Trước khi thu hoạch khoảng mười ngày, tránh không bổ sung dinh dưỡng, dung dịch thủy canh mà chỉ nên bổ sung nước sẽ đảm bảo cây trồng hoàn toàn sạch và an toàn.
Với những thông tin chia sẻ trên, chắc hẳn bạn đã có cái nhìn tổng quan hơn về dung dịch thủy canh cũng như chỉ số an toàn của dung dịch. Hi vọng nó sẽ là những gợi ý hữu ích làm phong phú thêm cẩm nang trồng rau thủy canh của mỗi gia đình.
- Phương pháp phòng trừ bệnh đạo ôn hại lúa (03/12/2018)
- Học hỏi cách trồng bí xanh không đất của anh nông dân Củ Chi (20/11/2018)
- Bà Rịa Vũng Tàu: Khởi nghiệp bằng trồng rau công nghệ cao (20/11/2018)
- Hòa Bình: Trồng khoai lang – Hướng thoát nghèo của người dân xã Phú Cường (20/11/2018)
- Hướng dẫn sử dụng sỏi nhẹ để trồng rau thủy canh (04/12/2017)
- Trồng rau xà lách thủy canh trên giá thể nào là tốt nhất? (04/12/2017)
- Một số lưu ý khi sử dụng đèn led trồng rau thủy canh (04/12/2017)
- Kiểm tra nồng độ dinh dưỡng của dung dịch thủy canh bằng thiết bị nào? (04/12/2017)
- Tìm hiểu quy trình trồng cà chua trong nhà kính của nước ngoài (04/12/2017)
- Hướng dẫn trồng rau dền theo phương pháp thủy canh (04/12/2017)