Dung dịch thủy canh là yếu tố rất quan trọng trong trồng rau thủy canh, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển cũng như năng suất rau trồng.
Chất lượng dung dịch thủy canh cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Bên cạnh cách pha, chọn dung dịch phù hợp thì các yếu tố môi trường cũng ảnh hưởng không nhỏ đến dung dịch. Trong số đó, không thể không kể đến yếu tố nhiệt độ. Trong bài viết này, hãy cùng Lisado tìm hiểu tác động của nhiệt độ đến dung dịch dinh dưỡng thủy canh.
Nhiệt độ nước ảnh hưởng đến sự hòa tan các chất dinh dưỡng trong dung dịch thủy canh
Dung dịch thủy canh được pha từ các hóa chất hòa cùng nước. Khá nhiều công thức hướng dẫn pha với nước nóng, nước sôi, thời gian pha chế sẽ giảm đi đáng kể. Lẽ tất nhiên, pha với nước sôi sẽ nhanh hơn nhiều so với nước lạnh. Nhưng ở nhiệt độ quá cao sẽ khiến hóa chất hòa tan quá nhanh và bay hơi nhanh nhiều hoạt chất. Bên cạnh đó, nếu pha cùng nước ở nhiệt độ quá thấp, hóa chất cũng rất khó tan, thời gian pha chế cũng lâu hơn rất nhiều.
Vì thế, nhiệt độ tốt nhất để các hoạt chất rắn trong dung dịch thủy canh hòa tan với nước là 20 đến 24 độ C.
Nhiệt độ ảnh hưởng đến độ pH của dung dịch thủy canh
Nước khi bị đun nóng sẽ dẫn đến phản ứng hóa học điện ly tách H2O thành H+ và OH- vì vậy cân bằng H+ trong nước làm tăng độ pH cao lên trong dung dịch thủy canh. Nó sẽ gây ra hiện tượng mất cân bằng nồng độ axit và bazo ảnh hưởng đến nồng độ quy định thích hợp cho sự phát triển của cây trồng. Thay đổi độ pH do nhiệt độ cao sẽ gây ra tình trạng cây thiếu chất dinh dưỡng vì không hút được khoáng chất trong dung dịch thủy canh.
Nhiệt độ cao ảnh hưởng đến sự hút khoáng chất của cây trồng
Nhiệt độ không chỉ ảnh hưởng lớn đến dung dịch thủy canh, chúng còn khiến cho cây trồng không thể hút đủ khoáng chất. Rễ cây thường bị khô và mất khả năng hút chất dinh dưỡng.
Bên cạnh đó, nhiệt độ còn ảnh hưởng đến độ dẫn điện và tổng lượng chất rắn hòa tan trong dung dịch. Khi những chỉ số này vượt tiêu chuẩn sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của rau trồng, gây ra tình trạng rau thiếu chất và gây bệnh cho cây trồng.
Làm thế nào để hạn chế tác động của nhiệt độ đến dung dịch thủy canh?
Để đảm bảo nhiệt độ ổn định, không ảnh hưởng quá nhiều đến chất lượng dung dịch thủy canh thì cần áp dụng một số biện pháp bảo vệ, che chắn cho giàn trồng, nhất là những giàn trồng thủy canh ngoài trời. Thông thường, các biện pháp tránh nóng, tránh nắng được sử dụng như mái che trong, bọc ống thủy canh bằng giấy cách nhiệt; sử dụng ống nhựa thủy canh UPVC cách nhiệt; làm mát thùng chứa dung dịch thủy canh bằng biện pháp che, chắn ánh nắng mặt trời, để thùng chứa ở nơi có bóng râm. Nếutrồng rau thủy canh tĩnh bằng thùng xốp, các bạn đừng quên làm mái che cho cây trồng. Mặt trong của thùng nên lót nylon đen để tránh nắng làm biến chất dung dịch và hạn chế rêu. Bên cạnh đó, có thể lắp hệ thống quạt chip mini làm mát thùng chứa dung dịch.
Có thể thấy, trồng rau thủy canh không chỉ phụ thuộc vào giống cây trồng, nồng độ dung dịch dinh dưỡng thủy canh, các chất khoáng mà còn phụ thuộc vào nhiệt độ. Hy vọng rằng sau những thông tin trên, các bạn đã có những kiến thức hữu ích để việc trồng rau thủy canh đạt hiệu quả, năng suất cao.
- Cách trồng rau thủy canh trong thùng xốp cho hiệu quả tốt nhất (30/11/2017)
- Hướng dẫn cách ươm gieo hạt cây giống trồng thủy canh (30/11/2017)
- Hướng dẫn trồng rau thủy canh bằng viên nén ươm hạt (30/11/2017)
- Một số lưu ý khi trồng và chăm sóc rau thủy canh trong mùa hè (30/11/2017)
- Tìm hiểu xu hướng trồng các loại rau thủy canh hiện nay (30/11/2017)
- Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc hoa bằng phương pháp thủy canh (30/11/2017)
- Tìm hiểu các giai đoạn phát triển của rau trồng thủy canh (27/11/2017)
- Phương pháp trồng rau thủy canh mang lại những lợi ích gì? (27/11/2017)
- Giải đáp một số thắc mắc khi trồng rau thủy canh tĩnh (27/11/2017)
- Tất tần tật về cách trồng và chăm sóc tỏi thủy canh (27/11/2017)