Trên thẻ bảo hiểm y tế
năm 2018, có 3 điểm thay đổi mà người dùng cần biết để đảm bảo quyền lợi
của mình.
1. Không ghi thời điểm hết hạn sử dụng
Nếu như thẻ bảo hiểm y tế các năm trước ghi rõ thời hạn sử dụng từ ngày, tháng, năm đến ngày, tháng, năm thì trên thẻ bảo hiểm y tế năm 2018 chỉ in Giá trị sử dụng: từ ngày.../.../....”.
Nội dung này được hướng dẫn tại Công văn 3340/BHXH-ST ngày 8.8.2017 về cấp sổ bảo hiểm xã hội (BHXH), thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) theo mã số BHXH.
Vì vậy, để biết chính xác hạn sử dụng thẻ BHYT của mình là ngày/tháng/năm nào, người tham gia BHYT tra cứu trực tuyến tại Cổng thông tin điện tử BHXH Việt Nam.
2. Xác định đầy đủ thời điểm tham gia 5 năm liên tục
BHXH đã tiến hành rà soát dữ liệu về thời gian tham gia BHYT để thể hiện thông tin thời điểm đủ 5 năm liên tục trên thẻ. Vì vậy, từ 1.1.12018, trường hợp người tham gia không có thông tin về thời điểm 5 năm liên tục cũng như thông tin bị sai, vui lòng liên hệ với cơ quan BHXH trực tiếp cấp thẻ để được điều chỉnh.
3. 10 số cuối mã thẻ BHYT là mã số BHXH
Theo quy định mới tại Quyết định 595/QĐ-BHXH, đối với thẻ BHYT được cấp theo mẫu mới thì 10 số cuối của thẻ BHYT chính là mã số BHXH của người tham gia.
Như vậy khi tra cứu thông tin, người tham gia bảo hiểm có thể sử dụng thông tin ở thẻ BHYT để tra một số thông tin về BHXH của mình. Đây là một trong những điểm thuận lợi cho người dân theo quy định mới.
Một điều thuận lợi cho người sử dụng bảo hiểm y tế là: Khi các cơ sở khám chữa bệnh, nếu người dùng phát hiện trên thẻ bị sai thông tin cơ sở khám chữa bệnh không được phép yêu cầu bệnh nhân quay về đổi thẻ BHYT. Thay vào đó, cơ sở khám chữa bệnh phải liên hệ với bộ phận giám định thẻ BHYT của cơ quan BHXH nơi ký hợp đồng khám chữa bệnh BHYT để xác minh.
- Vợ chồng bác sĩ quân y đi gìn giữ hoà bình (20/11/2019)
- Sân bay Long Thành được đầu tư như thế nào? (20/11/2019)
- 1.100 người biểu tình Hong Kong bị bắt (20/11/2019)
- Phụ huynh dừng, đậu xe có trật tự: Cổng trường hết ùn tắc (18/11/2019)
- Ăn nước mắm đúng cách thế nào? (18/11/2019)
- Ăn, uống gì khi sốt xuất huyết? (18/11/2019)
- Ăn tối muộn tăng nguy cơ bệnh tim mạch (18/11/2019)
- Ăn nấm tăng miễn dịch (18/11/2019)
- Bài thuốc từ lá dứa thơm (18/11/2019)
- Ăn rau má thanh nhiệt, giải độc (18/11/2019)