Phát minh bộ não 3D giống hệt não người đầu tiên trên thế giới
19/11/2018
Các nhà khoa học tại Đại học Tufts (Mỹ) đã đạt được một bước nhảy vọt bằng cách có thể chế tạo hoàn toàn não người trong phòng thí nghiệm.

Kỹ thuật này sử dụng một giàn giáo ba chiều của các mô thần kinh chức năng đã được nuôi cấy nhiều năm trong điều kiện phòng thí nghiệm.

Các nhà nghiên cứu đã sử dụng các tế bào gốc đa năng do con người tạo ra hoặc iPSC (tế bào gốc đa tiềm năng) lấy từ nhiều nguồn khác nhau để tạo ra “các cơ quan giống não”. Nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Khoa học Vật liệu và Kỹ thuật Sinh học ACS.

David Kaplan từ Đại học Tufts cho biết: Chúng tôi đã tìm thấy các điều kiện thích hợp để các iPSCs tách biệt thành một số phân nhóm thần kinh khác nhau, cũng như các tế bào hình sao hỗ trợ các mạng thần kinh đang phát triển.

Một khi các tế bào thần kinh này được tạo ra, chúng sau đó được cấy trên các giàn giáo làm từ protein tơ và collagen, cho phép các nhà nghiên cứu hình dung được hành vi của các tế bào riêng lẻ.

Nghiên cứu của Đại học Tufts có ý nghĩa quan trọng khi các nhà khoa học có thể sử dụng tế bào từ những bệnh nhân mắc bệnh Parkinson, bệnh Alzheimer và các bệnh khác, để nghiên cứu và tìm ra các giải pháp điều trị mới.

William Cantley, tác giả của công trình nghiên cứu này cho biết: Sự phát triển của các mạng thần kinh được duy trì và nhất quán trong mô hình mô 3D, cho dù chúng ta sử dụng tế bào từ các cá nhân riêng biệt hoặc tế bào khỏe mạnh từ những bệnh nhân bị bệnh Alzheimer hay Parkinson.

Với những thách thức trong việc nghiên cứu các mạng thần kinh không bình thường của con người, tìm cách phân tích các tế bào não được phát triển trong môi trường tự nhiên nhất có thể là điều rất quan trọng trong nghiên cứu.

Cantley nói thêm: Điều đó mang lại cho chúng ta một nền tảng đáng tin cậy để nghiên cứu các căn bệnh khác nhau và khả năng quan sát những gì xảy ra với các tế bào trong một thời gian dài.


Số lượt đọc: 827 Về trang trước Về đầu trang
Các tin khác