Ở giai đoạn tuổi dậy thì, thanh quản của nam giới phát triển mạnh hơn so với nữ và có phần sụn nhô ra chính là yết hầu.
Khi đàn ông trưởng thành, phần sụn đó trồi ra rõ hơn bởi họ có hộp thanh quản to hơn. Do kích thước thanh quản tăng nên các nếp gấp thanh âm bên trong cũng dài và dày hơn. Do đó, khi nam giới phát âm, tần suất các nếp gấp rung lên ít hơn mỗi giây, do đó tạo ra giọng nói trầm, "ồm ồm" hơn.
Các nhà nghiên cứu cũng đã tìm thấy sự liên quan mật thiết giữa kích thước của yết hầu và sự sản sinh nội tiết tố nam (testoterone) tự nhiên của đàn ông. Cụ thể, đàn ông có lượng nội tiết tố nam càng cao thì yết hầu sẽ càng lớn
Đối với nữ giới, thanh quản cũng có sự phát triển nhưng không to như của nam do đặc điểm nội tiết tố nữ. Kết quả là nữ giới khi qua tuổi dậy thì vẫn giữ được giọng nói cao hơn so với nam giới. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp hiếm là phụ nữ có cục yết hầu lớn hơn bình thường. Nguyên nhân có thể do các đặc điểm di truyền hoặc sự mất cân bằng nội tiết tố nữ trong cơ thể ở tuổi dậy thì.
- Vợ chồng bác sĩ quân y đi gìn giữ hoà bình (20/11/2019)
- Sân bay Long Thành được đầu tư như thế nào? (20/11/2019)
- 1.100 người biểu tình Hong Kong bị bắt (20/11/2019)
- Phụ huynh dừng, đậu xe có trật tự: Cổng trường hết ùn tắc (18/11/2019)
- Ăn nước mắm đúng cách thế nào? (18/11/2019)
- Ăn, uống gì khi sốt xuất huyết? (18/11/2019)
- Ăn tối muộn tăng nguy cơ bệnh tim mạch (18/11/2019)
- Ăn nấm tăng miễn dịch (18/11/2019)
- Bài thuốc từ lá dứa thơm (18/11/2019)
- Ăn rau má thanh nhiệt, giải độc (18/11/2019)